Edit Content
Nâng mũi sụn nào tốt nhất? Ưu và nhược điểm của nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi sụn nào tốt nhất? Ưu và nhược điểm của nâng mũi bọc sụn

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Nâng mũi sụn nào tốt nhất? Ưu và nhược điểm của nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi sụn nào tốt nhất? Ưu và nhược điểm của nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi sụn nào tốt nhất là băn khoăn của hầu hết mọi người hiện nay khi các chất liệu độn ngày càng đa dạng tiên tiến. Vậy bạn đã biết loại sụn nào được các chuyên gia khuyên sử dụng chưa? Chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này. 

Nâng mũi sụn nào tốt nhất?

Để có được nhận định nâng mũi sụn nào tốt nhất. Trước hết chúng ta cùng sơ lược một vài nét về những loại sụn đang được sử dụng hiện nay. 

Sụn nâng mũi có nhiều loại, ngày càng hiện đại thay thế cho các loại sụn thô ráp trước đó. Chúng giúp định hình lại dáng mũi cao hơn, đẹp hơn và che khuất đi các khuyết điểm. Trong đó chúng ta có thể phân sụn nâng mũi thành 2 loại chính, đó là:

Sụn nhân tạo

Sụn nhân tạo là loại sụn được cấu thành từ các nguyên liệu thân thiện với cơ thể con người. Một số nguyên liệu điển hình như nhựa sinh học, silicon dẻo, ePTFE,… 

Khi cấy vào vùng sóng mũi, các loại sụn nhân tạo này có thể tồn tại từ 3 – 50 năm. Chúng không gây nguy hại gì cho sức khỏe con người. Chỉ một số ít trường hợp làm đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc cơ địa không phù hợp.

Dưới đây là các loại sụn nhân tạo dùng trong nâng mũi tiên tiến nhất để bạn hiểu rõ hơn:

Sụn nhân tạo từ silicon dẻo: Đây là loại sụn được sử dụng từ rất lâu trong phương pháp nâng mũi bọc sụn. Sụn dễ đẽo gọt, định hình được dáng mũi theo tỷ lệ vàng. Đồng thời loại sụn này có thể tồn tại trong cơ thể từ 3 – 20 năm. 

Sụn nhân tạo từ nhựa sinh học: Sụn được làm từ nhựa sinh học, có rất nhiều hình dáng kích thước nên không cần đẽo gọt. Đặc biệt loại sụn sinh học này rất khó bị xô lệch, độ tương thích cao. Tồn tại trong cơ thể người từ 10 – 50 năm. 

Sụn nhân tạo từ nguyên liệu ePTFE: Nguyên liệu ePTFE này đã được FDA của Hoa Kỳ kiểm định về chất lượng và độ an toàn. Chính vì vậy loại sụn nhân tạo từ nguyên liệu ePTFE rất vượt bậc về độ tương thích cũng như thời gian tồn tại trong cơ thể người. Sụn có kích thước nhỏ, tạo dáng mũi đẹp, phù hợp với cả những người cơ địa nhạy cảm nhất.

Nâng mũi sụn nào tốt nhất? Ưu và nhược điểm của nâng mũi bọc sụn

Một loại sụn nhân tạo đang được bác sĩ áp dụng trong nâng mũi

Sụn tự thân

Sụn tự thân tức là loại sụn được lấy từ chính cơ thể của khách hàng. Sụn tự thân thích ứng lên đến 100%, không bị đào thải khỏi cơ thể. Loại sụn này liên kết với các mô xương rất tốt, tồn tại trọn đời. Tuy nhiên theo thời gian thì có một số trường hợp sẽ co ngót lại làm mất đi dáng mũi ban đầu. Đồng thời sẽ để lại dấu vết mặc dù không lớn nhưng cũng ảnh hưởng. 

Sụn tự thân cũng có rất nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào vị trí lấy sụn, ví dụ như:

Sụn tự thân lấy từ vành tai: Sụn vành tai có đặc điểm là mềm dẻo. Sụn thường dùng để bọc đầu mũi, giữ cho sóng mũi cố định và tự nhiên. 

Sụn tự thân lấy từ vách ngăn mũi: Sụn từ vách ngăn có đặc điểm là cứng hơn nên được dùng để dựng trụ mũi. Thông thường trụ mũi sẽ cao hơn, chắc chắn hơn khi dùng sụn vách ngăn mũi. 

Sụn tự thân lấy từ cuối xương sườn số 8: Sụn ở cuối xương sườn số 8 thường cứng, thích hợp để làm sống mũi. Hơn nữa vị trí này cũng không ảnh hưởng đến chức năng nào trong cơ thể. 

Xem thêm: Nâng mũi loại nào an toàn nhất? Nên chọn vật liệu nhân tạo hay tự thân

Nâng mũi sụn nào tốt nhất? Ưu và nhược điểm của nâng mũi bọc sụn

Sống mũi mềm mại tự nhiên hơn với sụn tự thân

Như vậy, bạn đã nắm rõ được những loại sụn nâng mũi chưa? Bạn đã biết được nên nâng mũi sụn nào tốt nhất chưa? Mỗi loại sụn nâng mũi đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Trên thực tế thì sụn nhân tạo và sụn tự thân đều tốt, chúng hỗ trợ bù đắp cho nhau để khách hàng có được dáng mũi cao đẹp, tự nhiên mà vẫn an toàn, dài lâu nhất.

Nâng mũi bọc sụn có nên không? Ưu và nhược điểm của phương pháp

Nâng mũi bọc sụn là một trong những phương pháp nâng mũi được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp kết hợp cả sụn nhân tạo và sụn tự thân để bao bọc đầu mũi. 

Từ đó, nâng mũi bọc sụn không chỉ định hình được dáng mũi đẹp, tự nhiên. Ngoài ra còn tránh được các hiện tượng như bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi,… 

Một vài ưu điểm, nhược điểm cụ thể của nâng mũi bọc sụn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn: 

Ưu điểm:

  • Dáng mũi được định hình cao đẹp, mềm mại tự nhiên giống như mũi thật
  • Độ tương thích cao, không làm bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi hay bất kỳ biến chứng khác
  • Hiệu quả duy trì dài lâu, từ 10 – 50 năm
  • Áp dụng được cho nhiều trường hợp khuyết điểm mũi khác nhau. Ví dụ như mũi gồ, mũi thấp, mũi to bè, mũi thẩm mỹ hỏng,…

Nhược điểm:

Quá trình thực hiện phức tạp, tốn nhiều thời gian. Nguyên nhân bởi phải kết hợp lấy sụn tự thân từ nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Phải chăm sóc hậu phẫu chu đáo bởi đã can thiệp nhiều vị trí khác nhau

Nâng mũi sụn nào tốt nhất? Ưu và nhược điểm của nâng mũi bọc sụn

Hình ảnh thực tế của khách hàng sau nâng mũi bọc sụn

Trên đây là những chia sẻ cụ thể về thắc mắc nâng mũi sụn nào tốt nhất. Trường hợp nếu bạn vẫn còn đắn đo lựa chọn thì phương pháp nâng mũi bọc sụn là lựa chọn tối ưu. Phương pháp kết hợp cả 2 loại sụn nhân tạo và sụn tự thân. Tận dụng những ưu điểm tốt nhất. Loại bỏ những nhược điểm đáng lo ngại nhất để định hình dáng mũi đẹp.

Phương pháp nâng mũi bọc sụn này hiện nay đang được Thẩm mỹ bác sĩ Trần Phương áp dụng rất thành công. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn muốn có một dáng mũi cao đẹp như ý nhé!

Xem thêm: Mũi đẹp bền vững với nâng mũi sụn sườn toàn phần

0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

©2019. Elements Kit. All Rights Reserved.