Nâng mũi loại nào an toàn nhất? Nên chọn vật liệu nhân tạo hay tự thân?

Nâng mũi loại nào an toàn nhất? Nên chọn vật liệu nhân tạo hay tự thân?

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Nâng mũi loại nào an toàn nhất? Nên chọn vật liệu nhân tạo hay tự thân?
Nâng mũi loại nào an toàn nhất? Nên chọn vật liệu nhân tạo hay tự thân?

Phẫu thuật thẩm mỹ mũi trở thành lựa chọn phổ biến khi muốn thay đổi diện mạo. Bên cạnh phương pháp nâng mũi thì vật liệu sử dụng cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm. Vậy có những loại vật liệu nâng mũi nào? Nên lựa chọn loại vật liệu gì?  Nâng mũi loại nào an toàn nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Nâng mũi loại nào an toàn nhất

Vật liệu nâng mũi là gì?

Nâng mũi là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ sử dụng chất liệu độn, nhằm thay đổi hình dáng mũi và khắc phục các nhược điểm về mặt thẩm mỹ và cấu trúc. Các vật liệu được sử dụng để can thiệp vào một số vị trí cơ bản như sống mũi, trụ mũi và bọc đầu mũi.

Hiện nay có 2 loại vật liệu cơ bản thường được sử dụng là sụn nhân tạo và sụn tự thân.

Sụn nhân tạo

Sụn nhân tạo là loại vật liệu phổ biến nhất trong giai đoạn đầu của phẫu thuật nâng mũi. Đến nay, vật liệu nhân tạo vẫn được nhiều người ưa chuộng nhờ bền vứng không bị tiêu biến, giá thành phải chăng và sự tiện dụng.

Sụn nhân tạo được sử dụng nhiều nhất ở sống mũi. Các loại sụn nhân tạo nâng sống mũi thường được định hình làm sẵn gần giống với cấu trúc của mũi. Với kích cỡ và hình dáng đa dạng, phù hợp với những gương mặt khác nhau. Một số khác, nhất là các vật liêu cao cấp, lại cần được tạo hình điêu khắc của bác sĩ.

Nâng mũi loại nào an toàn nhất

Ngày nay, tại các trung tâm thẩm mỹ uy tín thường sử dụng 4 vật liệu nhân tạo chính, đó là: Sụn Hàn Softxil, Sụn Mỹ, Surgiform và Megaderm. Trong đó Surgiform và Megaderm là hai loại sụn cao cấp không tạo bao xơ, có độ cố định cao và không bị lung lay.

Vậy, sụn nhân tạo có phải là đáp án cho thắc mắc Nâng mũi loại nào an toàn nhất? Bên cạnh các ưu điểm đã nêu, sụn nhân tạo lại có điểm hạn chế là dễ gây biến chứng, nhất là dị ứng vật liệu do không hoàn toàn tương tích với cơ thể người sử dụng. Tuy các vật liệu nhân tạo cao cấp có tỉ lệ rất thấp nhưng cũng không loại bỏ hoàn toàn khả năng gây dị ứng đào thải. Do đó, sụn nhân tạo không phải là vật liệu nâng mũi an toàn nhất, đặc biệt đối với người có cơ địa bị dị ứng.

Sụn tự thân

Sụn tự thân ngày càng được giới mộ điệu và các chuyên gia thẩm mỹ ưa chuộng bởi độ an toàn và khả năng tương thích cơ thể cao. Sụn tự thân là sụn tự nhiên được lấy từ chính cơ thể của khách hàng nâng mũi. Thông thường, sụn tự thân được lấy từ 3 vị trí: Sụn vách ngăn, sụn tai và sụn sườn. Trong đó:

Sụn vách ngăn được lấy ở mũi. Đây là bộ phận ngăn giữa 2 lỗ mũi có đặc điểm thẳng hơn so với sụn ở vị trí khác. Điểm nổi bật của sụn vách ngăn là có độ tương thích cao với cơ thể. Sụn vách ngăn được dùng để dựng trụ mũi, tuy nhiên lại có kết cấu khá yếu

Sụn tai được lấy ở vị trí vành sau tai, có kết cấu mềm mỏng. Bác sĩ sử dụng sụn tai để bọc đầu mũi giúp bảo vệ mũi khỏi các biến chứng bóng đỏ, lộ sống, cho dáng mũi nâng an toàn và bền vững hơn.

Sụn sườn được xem là vật liệu vàng trong nâng mũi nhờ có độ chắc khỏe cao và tính linh hoạt trong tạo hình. Bác sĩ có thể sử dụng sụn sườn để chỉnh sửa mọi vị trí khuyết điểm của mũi. Nâng mũi bằng sụn sườn tạo ra những dáng mũi đẹp, rất tự nhiên. Bên cạnh đó, khác với sụn tai và sụn vách ngăn, sụn sườn có khả năng phục hồi sau khi lấy đi và có thể tái sử dụng khi cần thiết. Nâng mũi sụn sườn có chi phí khá cao do độ phức tạp của phẫu thuật.

Nâng mũi loại nào an toàn nhất? Sụn sườn hay sụn tự thân

Sụn nhân tạo như đã nêu trên, mặc dù đa dạng về kích cỡ, có độ bền cao, giá thành rẻ nhưng chỉ tối ưu dùng để nâng cao sống mũi, bọc đầu mũi chứ không thích hợp kéo dài đầu mũi. Bên cạnh đó, dị ứng vật liệu nhân tạo cũng là một trong những khuyết điểm của vật liệu này.

Còn sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể khách hàng, độ tương thích 100% không gây dị ứng hay đào thải. Tuy nhiên, loại sụn này thường thích hợp để dựng trụ và bọc đầu mũi hơn. Trong một số trường hợp nhất định, có thể sử dụng sụn sườn để nâng cao sống mũi. Để đảm bảo độ bền và an toàn, sống mũi tạo hình bằng sụn sườn tự thân sẽ không quá cao mà chỉ hài hòa tự nhiên.

Để khắc phục các nhược điểm cũng như phát huy ưu điểm cảu các vật liệu, bác sĩ Phương thường sử dụng phương pháp nâng mũi sụn sườn tự thân kết hợp sụn nhân tạo nâng cao sống mũi, sau đó sử dụng Megaderm hoặc sụn tai để bọc lại đầu mũi.

Tại trung tâm thẩm mỹ bác sĩ Trần Phương, để giúp khách hàng tìm được nâng mũi loại nào an toàn nhất, bác sĩ Phương sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn. Từ đó đưa ra những lời khuyên cụ thể dựa trên điều kiện của khách hàng, giúp khách hàng có được lựa chọn tối ưu nhất.

Do đó, bên cạnh yếu tố vật liệu, địa chỉ thẩm mỹ sẽ nắm vai trò quyết định để tạo nên một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ an toàn. Khách hàng cần cân nhắc và lựa chọn kỹ khi quyết định lựa chọn trung tâm và bác sĩ thẩm mỹ cho mình.

Xem thêm

Nâng mũi sụn sườn là gì?

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo