
Một ca phẫu thuật nâng mũi có thành công hay không 50% phụ thuộc vào giai đoạn chăm sóc hậu phẫu. Vậy, bạn có biết sau nâng mũi nên kiêng gì để bảo toàn kết quả thẩm mỹ tốt nhất? Những hoạt động quen thuộc nào cần tránh sau nâng mũi? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Ăn uống sau nâng mũi nên kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng sau nâng là một trong những khái cạnh cần được chú ý sau khi nâng mũi. Bên cạnh các thực phẩm nên ăn để thúc đẩy quá trình hồi phục. Vẫn có những loại thức ăn cần tránh bởi các thành phần gây hại cho vết thương.
Tham khảo danh sách thực phẩm sau nâng mũi nên kiêng gì dưới đây:
Các loại hải sản
Ăn hải sản khi vừa phẫu thuật nói chung và nâng mũi nói riêng sẽ dung nạp quá nhiều đạm vào cơ thể. Điều này khiến vết thương khó lành và mũi không được ổn định. Bên cạnh đó, một số loại hải sản còn gây dị ứng, ngứa và khó chịu ở vùng phẫu thuật. Tình trạng này kéo dài thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng mũi sau nâng. Ngoài ra, các loại hải hản có kết cấu dai cần sử dụng cơ hàm nhiều như ốc, sò… dễ gây ảnh hưởng đến vết thương chưa liền ở vùng mũi.

Rau muống
Rau muống là một trong những thực phẩm tuyệt đối cần tránh không chỉ sau phẫu thuật nâng mũi mà sau khi bị vất cứ vết thương gì trên da. Rau muống kích thích da, khiến vết thương dễ mưng mủ, gây sẹo lồi và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành thương. Đây là một trong những loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách các món trả lời cho câu hỏi nâng mũi nên kiêng gì.
Thịt gà, thịt bò
Thịt gà có thể gây ngứa ở một số người có cơ địa nhạy cảm, đồng thời khiến vết mổ sưng lâu hơn. Thịt bò lại gây thâm vùng da non ở vết mổ, để lại sẹo xấu trên mặt
Đồ nếp
Xôi, bánh tét, bánh chưng, bánh dày… tất cả các món ăn được làm từ nếp đều có nguy cơ khiến vết mổ bị nhiễm trùng, mưng mủ, kéo dài thời gian lành thương.

Một số loại trái cây/nước ép
Nước ép dừa và rau má gây chảy máu, khó lành ở vết thương hở. Ngoài ra một số loại trái cây có kết cấu dai, cần nhai nhiều cũng cần tránh.
Chất kích thích
Rượu, bia, cà phê, thuốc lá là các chất kích thích cần tránh vì gây ảnh hưởng xấu lên vết thương ở mũi. Nước có ga cũng nên hạn chế trong giai đoạn này.
Thực phẩm lên men
Các loại đồ chua, lên men như dưa muối, kim chi, cà muối, giá ngâm,.. khiến vết thương sưng đau và mưng mủ.

Xem thêm: Những loại thực phẩm nên ăn sau nâng mũi?
Sinh hoạt sau nâng mũi nên kiêng gì?
Bên cạnh danh sách các loại thực phẩm nên tránh, các hoạt động sau nâng mũi nên kiêng gì cũng là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Cùng tham khảo danh sách các hoạt động nên kiêng sau:
- Các hoạt động mạnh như: tập thể dục, chơi thể thao, chạy marathon,…
- Tránh để vết mổ dính nước, giữ vết thương luôn khô ráo sạch sẽ
- Tránh tiếp xúc với môi trường quá nóng, không đi xông hơi, massage
- Không nằm sấp hoặc áp mặt xuống gối, giường
- Không tác dụng lực quá nặng lên vùng mũi mới nâng như đeo kính lớn, mang khẩu trang quá chặt.
Trên đây là những hoạt động nhất định phải tránh trong thời gian đầu mới nâng mũi

Kiêng kem bao lâu sau nâng mũi?
Thời gian phục hồi, nghỉ dưỡng sau nâng mũi sẽ phụ thuộc vào cơ địa của khách hàng, phương pháp thực hiện và tay nghề của bác sĩ. Tuy nhiên, thời gian này cũng sẽ không quá dài. Trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng là bạn đã có thể sinh hoạt bình thường, không cần kiêng cữ nữa. Duy chỉ việc tác động lực mạnh vào vùng mũi thì bạn cần phải lưu ý trong thời gian dài hơn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi sau nâng mũi nên kiêng gì. Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại liên hệ bác sĩ Trần Phương để được tư vấn cụ thể và miễn phí.