Đầu mũi bị đỏ sau khi nâng có sao không?

Đầu mũi bị đỏ sau khi nâng có sao không?

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Đầu mũi bị đỏ sau khi nâng có sao không?
Đầu mũi bị đỏ sau khi nâng có sao không?

Đầu mũi bị bóng đỏ sau khi nâng có sao không là một trong những thắc mắc thường gặp của những ai đã từng nâng mũi và gặp phải tình trạng này. Mặc dù là biến chứng không quá nguy hiểm nhưng nó cũng khiến tâm lý trở nên lo lắng.

Nguyên nhân khiến đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đầu mũi bị bóng đỏ, nhưng thông thường sẽ có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

– Da mũi quá mỏng: Nếu lựa chọn kích thước của sụn đặt vào sống mũi quá to hoặc nâng mũi qua cao thì phần da mũi sẽ bị kéo căng dẫn đến đỏ. Trong trường hợp này không chỉ đỏ đầu mũi mà còn đỏ cả phần sống mũi. Khi đầu mũi bị đỏ sau nâng mũi bởi nguyên nhân này thì giải pháp khắc phục chính là tháo sụn và sử dụng vật liệu cấy ghép khác có kích thước phù hợp để tạo dáng mũi hoàn thiện hơn.

Nguyên nhân khiến đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi

– Không bọc đầu mũi: Khi nâng mũi nhưng không bọc bảo về đầu mũi thì sau thời gian phần sụn nhân tạo ở sống mũi sẽ có xu hướng tụt xuống, có sát, tạo áp lực vào phần da đầu mũi dẫn đến bị bóng đỏ. Đối với trường hợp này thì việc sử dụng thêm 1 lớp đệm bảo về đầu mũi sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện nhằm giảm thiểu và khắc phục tình trạng này.

– Đào thải vật liệu: Đây là nguyên nhân do cơ địa không thể thích ứng với vật liệu sụn cấy ghép từ bên ngoài dẫn đến hiện tượng đào thải. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bởi tình trạng sưng đỏ, đau nhức và thậm chí là viêm dẫn đến hoại tử. Trong trường hợp này thì tháo sụn chính là giải pháp duy nhất mà bác sĩ sẽ phải thực hiện.

Nhiều bạn lựa đã lựa chọn phương pháp nâng mũi bọc sụn nhưng vẫn xảy ra tình trạng đỏ đầu mũi. Vậy nguyên nhân do đâu, xem thêm tại đây.

Giải pháp tốt nhất phòng tránh đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi

Trong tất cả các phương pháp nâng mũi hiện nay thì phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn được xem là phương pháp mang lại nhiều ưu điểm nhất, không chỉ giúp tránh được việc đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi mà còn ngăn ngừa được các biến chứng khác có thể xảy ra. Bởi nâng mũi sụn sườn sử dụng hoàn toàn là sụn tự thân 100% để cấy ghép tạo hình dáng mũi nên độ tương thích là tuyệt đối nên thời gian duy trì kết quả sau khi nâng mũi gần như là trọn đời.

Phương pháp nâng mũi sụn sườn sẽ sử dụng sụn sườn để can thiệp vào toàn bộ cấu trúc mũi từ sống mũi, đầu mũi, trụ mũi, vách ngăn,…nhằm tạo được dáng mũi đẹp và hoàn hảo nhất đồng thời tránh được các biến chứng như đầu mũi bị đỏ, lộ sống, tụt sụn, dị ứng vật liệu,…

Sụn sườn được xem là một vật liệu cấy ghép ưu việt trong nâng mũi và phương pháp nâng mũi sụn sườn cũng là phương pháp hiện đại nhất. Tuy nhiên, không phải mọi bác sĩ đều có đủ kỹ năng để thực hiện phẫu thuật nâng mũi bằng phương pháp này bởi nó đòi hỏi:

– Bác sĩ phải đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn cũng như kinh nghiệm dày dặn

– Phẫu thuật phải được diễn ra trong bệnh viện và phải gây mê

– Phải có 3 ekip thực hiện trong 1 ca nâng mũi, bao gồm: ekip gây mê, ekip lấy sụn sườn và ekip nâng mũi

– Luôn đảm bảo tuyệt đối các điều kiện nghiêm ngặt xuyên suốt quá trình phẫu thuật

– Khách hàng phải có sức khỏe tốt, đáp ưng cả về thể chất lẫn tâm lý thì mới có thể thực hiện.

Xem thêm: Mũi đẹp bền vững với nâng mũi sụn sườn toàn phần

Nâng mũi sụn sườn nên làm ở đâu?

Như đã nói trên, nâng mũi sụn sườn là phương pháp phẫu thuật phức tạp nên không có quá nhiều trung tâm thẩm mỹ thực hiện phương pháp này. Tại TPHCM, bạn có thể tham khảo Dr Trần Phương, đây là một trong những bác sĩ nâng mũi sụn sườn uy tín và được đánh giá cao hiện nay. Trước khi tiến hành nâng mũi thì bác sĩ luôn tận tình tư vấn, thăm khám cũng như sẵn sàng từ chối phẫu thuật nếu như không đảm ứng được các yêu cầu về sức khỏe trước khi nâng mũi.

Bài viết mang đến cho bạn một số thông tin để  trả lời cho câu hỏi đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi có sao không. Việc quan trọng nhất để tránh gặp phải tình trạng này chính là nên lựa chọn bác sĩ uy tín, dáng mũi thích hợp và phương pháp nâng mũi phù hợp nhất.

Xem thêm: Hoại tử mũi nguy hiểm như thế nào?

0/5 (0 Reviews)