Nhiều người lầm tưởng trải qua ca phẫu thuật nâng mũi là có thể sở hữu dáng mũi mơ ước. Nhưng thực tế kết quả nâng mũi còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình chăm sóc sau nâng. Nếu sau hậu phẫu mà chủ quan, không tuân thủ chỉ định từ bác sĩ thì nguy cơ gặp biến chứng là rất cao. Vậy nâng mũi xong nên làm gì? Cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc mũi sau nâng. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nâng mũi xong nên làm gì giúp mũi nhanh lành? Hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà sau nâng.
Việc vết mổ có nhanh hồi phục, dáng mũi có sớm cố định phụ thuộc rất lớn đến chế độ chăm sóc hậu phẫu của khách hàng phẫu thuật nâng mũi. Bởi vậy, đây là quá trình cần cẩn trọng và nhất định không được chủ quan xem nhẹ.
Sau đây là một số hướng dẫn giúp khách hàng có thể tự chăm sóc mũi tại nhà. Kết hợp song song với việc thăm khám định kỳ tại trung tâm thẩm mỹ sẽ giúp mũi nhanh lành, đẹp tự nhiên:
Vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý
Phẫu thuật nâng mũi là kỹ thuật xâm lấn trực tiếp vào mô và sụn vùng mũi. Do đó hiện tượng chảy dịch có kèm chút máu là hết sức bình thường trong những ngày đầu sau nâng mũi. Đây là phản ứng tất yếu của cơ thể, do đó bạn không cần phải lo lắng.
Sau phẫu thuật, bạn sẽ được bác sĩ đặt 2 bông kháng khuẩn vào mũi để thấm sạch dịch tiết. Trong vòng 12 tiếng đầu tiên bạn sẽ cảm thấy khó thở bằng mũi bởi vậy bạn nên thở bằng miệng trong khoảng thời gian này. Sau nửa ngày, bông thấm dịch sẽ được loại bỏ, bạn có thể thở bình thường. Các điều dưỡng sẽ vệ sinh mũi cho bạn trước khi bạn về nhà.
Tuy vậy, trong 1-2 ngày đầu dịch vẫn sẽ chảy, lúc này bạn có thể dùng một miếng gạc sạch để lau đi. Để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn bạn tuyệt đối không dùng lại gạc và chỉ lau nhẹ nhàng, tránh tối đa việc va chạm mạnh vào vùng mũi.
Ngoài ra, bạn nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý từ 2 đến 3 lần/ngày. Sử dụng tăm bông sạch thấm nước muối và vệ sinh nhẹ nhàng phần dịch và máu đông bị đóng lại trong mũi. Đối với khách hàng nâng mũi bằng sụn tai, bạn cũng cần vệ sinh cả vùng lấy sụn.
Trong thời gian 1 tuần đầu sau nâng, khi rửa mặt và tắm gội, bạn cần đặc biệt cần thận, tránh để nước dây vào mũi và vùng lấy sụn. Hoặc bạn có thể đến vệ sinh tại trung tâm chăm sóc khách hàng tại Trung tâm nâng mũi của bác sĩ Trần Phương và sử dụng dịch vụ gội đầu ngay tại đây.
Chườm đá giảm sưng đau
Vùng mũi, mặt và quầng dưới mắt thường sẽ bị sưng sau khi nâng mũi. Trong đó ngày thứ 2 sẽ là ngày sưng nhiều nhất. Để giảm sưng và bớt cảm giác khó chịu, bạn nên chườm đá trong 2 ngày đầu sau đó chuyển sang chườm ấm để giảm thâm.
- 1-2 ngày đầu: Dùng túi chườm bọc 1 đến 2 viên và có bọc khăn bên ngoài để tránh chảy nước. Sau đó áp chườm nhẹ vào vùng xung quanh mũi. Chườm từ 2-3 lần/ngày. Tuyệt đối không để nước chảy trực tiếp vào mũi và vết mổ.
- 3-4 ngày tiếp theo: Dùng khăn ấm để chườm nhẹ lên vùng quanh mũi sẽ giúp giảm thâm tím hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến trung tâm nâng mũi Bác sĩ Trần Phương để được đội ngũ điều dưỡng chăm sóc, kết hợp chiếu đèn giảm sưng, kháng viêm, giúp dáng mũi mau ổn định.
Những điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc mũi sau nâng
Cùng với việc chăm sóc tại nhà bằng cách vệ sinh, chườm ấm, các khách hàng cũng phải lưu ý những điều nâng mũi mũi xong nên làm gì và không nên làm gì, nhằm giúp dáng mũi mau hồi phục, tránh biến chứng.
Nâng mũi xong nên làm gì
- Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ
- Tái khám tháo nẹp và cắt chỉ đúng hẹn
- Dành thời gian nghỉ ngơi
- Chế độ dinh dưỡng khoa học
- Uống đủ từ 2-2,5l nước/ngày
Xem thêm: Sau nâng mũi nên ăn gì cho nhanh lành
Sau nâng mũi nên tránh gì
- Tránh tác động lực vào vùng phẫu thuật
- Không sử dụng chất kích thích
- Không trang điểm trong 7 ngày đầu
- Không ăn những thực phẩm có hại cho vết thương
Xem thêm: Sau nâng mũi nên kiêng gì
Trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi nâng mũi nên ăn gì cho nhanh lành. Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại liên hệ bác sĩ Trần Phương để được tư vấn cụ thể và miễn phí.