Nâng mũi bị tụt sụn là do đâu? Làm cách nào để xử lý

Nâng mũi bị tụt sụn là do đâu? Làm cách nào để xử lý

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Nâng mũi bị tụt sụn là do đâu? Làm cách nào để xử lý
Nâng mũi bị tụt sụn là do đâu? Làm cách nào để xử lý

Nâng mũi bị tụt sụn là một biến chứng mà rất nhiều người khi phẫu thuật nâng mũi gặp phải. Khi phần sụn bị tụt sẽ dẫn đến các hiện tượng như khiến đầu mũi biến dạng, đỏ đầu mũi, bào mỏng da mũi, và cuối cùng là dẫn đến thủng đầu mũi nguy hiểm. Vậy nguyên nhân dấn đến biến chứng nâng mũi bị tụt sụn là gì?

Bác sĩ không đủ trình độ chuyên môn

Khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ thẩm mỹ sẽ bóc tác phần khoang mũi để tạo khoang trống đưa vật liệu sụn cấy ghép vào. Nếu bác sĩ có tay nghề kém sẽ dễ gây ra hiện tượng tạo khoang mũi không đúng khiến phần sụn được đưa vào không thể cố định vào vị trí như mong muốn. Bên cạnh gây ra biến chứng về lệch sống mũi thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt sụn sau một thời gian nâng mũi.

Lựa chọn sụn nâng mũi quá dài

Lựa chọn sụn nâng mũi quá dài

Khi đưa chất liệu sụn nâng mũi có kích thước quá dài để nâng cao và kéo dài đầu mũi sẽ dễ gây ra hiện tượng tụt sụn do phần đầu mũi bị kéo căng quá mức. Nếu để tình trạng này lâu ngày sẽ dẫn đến thủng đầu mũi. Mặc dù đã có nhiều phương pháp có khả năng can thiệp chuyên sâu để kéo dài đầu mũi như nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi sụn sườn nhưng bạn vẫn nên lựa chọn dáng mũi phù hợp để hạn chế khả năng xảy ra biến chứng.

Xem thêm: Mũi đẹp bền vững với nâng mũi sụn sườn toàn phần

Nâng mũi quá cao

Một chiếc mũi cao là ao ước của rất nhiều người, tuy nhiên không nên tham lam mà lựa chọn một dáng mũi quá cao không phù hợp. Nó không chỉ làm mất thẩm mỹ của gương mặt mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng như lệch sống mũi, lệch vách ngăn, đỏ đầu mũi, tụt sụn,…và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, khi quyết định phẫu thuật nâng mũi, bạn hãy lựa chọn dáng mũi thích hợp với tình trạng hiện tại để mang lại kết quả an toàn và đẹp nhất.

Đào thải sụn nâng mũi

Đối với các chất liệu sụn nhân tạo thì sẽ có nguy cơ xuất hiện tình trạng cơ thể không tương thích gây ra hiện tượng đào thải. Các dấu hiệu của biến chứng này chính là sưng đau, tụt sụn, đầu mũi bóng đỏ, thậm chí là gây nên hoại tử đầu mũi nếu không liên hệ với bác sĩ để xử lý kịp thời. Đây là một biến chứng mà bác sĩ cũng không thể lường trước được bởi nó hoàn toàn do cơ địa của mỗi người. Vì thế, để không gặp phải biến chứng này thì bạn có thể lựa chọn các phương pháp an toàn như nâng mũi sụn sườn toàn phần với chất liệu nâng mũi là 100% sụn sườn tự thân.

Cần làm gì khi nâng mũi bị tụt sụn

Cần làm gì khi nâng mũi bị tụt sụn

Khi xảy ra hiện tượng nâng mũi bị tụt sụn thì giải pháp duy nhất và an toàn nhất chính là phải tháo toàn bộ chất liệu sụn đã cấy ghép ra bên ngoài để không làm tình trạng trở nên nặng hơn. Nếu như phát hiện sớm, mũi vẫn chưa có những dấu hiệu viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng vật liệu cấy ghép khác, có kích thước phù hợp hơn, độ dài ngắn hơn hoặc có độ tương thích cao hơn để thay thế và đặt trở lại khoang mũi.

Trong trường hợp mũi đã bị viêm nhiễm hoặc thủng đầu mũi thì sau khi tháo sụn, bạn sẽ phải chờ đợi một thời gian để mũi ổn định trở lại rồi mới tiến hành tạo lại dáng mũi mới. Và phương pháp được ưu tiện lựa chọn để làm lại mũi trong trường hợp này chính là nâng mũi sụn sườn vì mũi cũ đã chịu nhiều tổn thương nên nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ rất cao.

Xem thêm: Nâng mũi có bị kéo mắt không? Đâu là sự thật

0/5 (0 Reviews)