Khi mang thai, nội tiết thay đổi khiến nhan sắc của nhiều chị em bị ảnh hưởng nên việc muốn tân trang lại nhan sắc là một nhu cầu chính đáng. Bên cạnh đó, nhiều chị em muốn tranh thủ thời gian mang thai để thực hiện phẫu thuật nâng mũi nhằm tiết kiệm thời gian cũng như sẵn nghĩ dưỡng tại nhà. Vậy mang thai có nâng mũi được không?
Mang thai có nâng mũi được không?
Câu trả lời là tuyệt đối không thể thực hiện nâng mũi nói riêng cũng như các loại phẫu thuật hay các phương pháp làm đẹp bắt buộc phải sử dụng thuốc. Việc phải sử dụng một lượng thuốc kháng sinh liên tục sau khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, khi phải tiêm thuốc gây tê hoặc thực hiện gây mê lúc nâng mũi sẽ làm tăng gấp 5 lần nguy cơ xảy ra biến chứng trong quá trình phẫu thuật, ảnh hướng đến tinh mạng của người mẹ và thai.
Tham khảo bảng giá các phương pháp nâng mũi tại đây.
Cụ thể, nâng mũi khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi “mang thai có nâng mũi được không?” là không nhưng bạn có biết nếu thực hiện nâng mũi khi mang thai sẽ gây ra những hậu quả như thế nào không? Có rất nhiều lý do để bạn xóa ngay suy nghĩ về việc phẫu thuật thẩm mỹ khi mang thai vì đã có rất nhiều trường hợp đã tử vong do mang thai nhưng vẫn làm phẫu thuật. Cụ thể, những rủi ro có thể gặp phải là:
Ảnh hưởng từ thuốc tê và gây mê
Trong phẫu thuật nâng mũi thì việc gây tê hoặc gây mê là bước cần thiết để giúp giảm đau suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, chỉ cần một ít thuốc tê cũng đã có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Còn đối với gây mê thì khi người mẹ rơi vào trang thái ngủ mê do thuốc thì thai nhi trong bụng cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự, đây được xem là nguyên nhân gây nên những biến chứng, biến dạng, quái thai, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Chỉ với một lý do này đã đủ để bạn trả lời cho câu hỏi mang thai có nâng mũi được không.
Ảnh hướng của thuốc khánh sinh sau khi nâng mũi
Việc sử dụng thuốc kháng sinh sau khi phẫu thuật nâng mũi là bắt buột để giảm sưng, giảm viêm, tránh được nhiễm trùng. Khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh liên tục thì những hoạt chất trong thuốc sẽ vượt qua hàng rào nhau thai để tác động vào thai nhi. Đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu uống thuốc kháng sinh thì tỷ lệ thai nhi bị dị tật hoặc tử vong sẽ rất cao.
Biến chứng do chèn ép mạch máu
Trong lúc phẫu thuật nâng mũi, người mẹ phải giữ nguyên ở vị trí nằm ngửa, việc này sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra biến chứng chèn ép động mạch chủ và tĩnh mạch, có thể ảnh hưởng đến tính mạnh. Nguyên nhân là do trọng lượng của thai nhi sẽ làm nghẽn lưu thông, gây chèn ép mạch máu, thai nhi càng to thì nguy cơ xảy ra biến chứng này càng cao và càng nguy hiểm.
Máu tăng đông
Máu tăng đông là tình trạng đông máu diễn ra nhanh hơn thường xuất hiện ở những người phù nữ có thai. Đây là cơ chế hoạt động của cơ thể trong việc hạn chế mất máu dưới tác động của phẫu thuật hoặc chấn thương do tai nạn. Tuy nhiên, ở phù nữ có thai thì cơ này diễn ra phức tạp hơn, nếu máu bị đông quá nhanh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng vì tình trạng mất cân bằng.
Tâm lý không ổn định
Khi mang thai, tâm lý của người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi và trở nên rất nhạy cảm, những cảm giác căng thẳng, lo lắng khi phẫu thuật nâng mũi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Trong một số trường hợp, người phụ nữ quá lo sợ, hồi hợp thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
Sinh xong bao lâu mới có thể nâng mũi?
Trong qua trình mang thai không thể nâng mũi khiến chị em muốn sau khi sinh xong là phải đi thực hiện nâng mũi ngay. Thế nhưng, thời gian để người phụ nữ có thể đụng chạm dao kéo, sử dụng các loại thuốc là khi người mẹ không còn cần phải sử dụng sữa mẹ để nuôi con nữa. Do đó, thời điểm để chị em có thể tiến hành nâng mũi là từ tháng thứ 12 sau khi sinh, lúc này em bé đã được cai sữa và người mẹ cũng đã trở lại trạng thái sức khỏe bình thường về thể chất cũng như tinh thần.
Với những thông tin trên, chắc chắn bạn sẽ có được câu trả lời cho việc mang thai có nâng mũi được không. Nhu cầu làm đẹp là tất yếu, tuy nhiên bạn cần nên xem xét về yếu tố sức khỏe trước tiên, không chỉ sức khỏe của bản thân mà còn là sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Xem thêm: 16 tuổi nâng mũi được không?