Giải đáp thắc mắc: Có nên tháo mũi đã nâng?

Giải đáp thắc mắc: Có nên tháo mũi đã nâng?

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Giải đáp thắc mắc: Có nên tháo mũi đã nâng?
Giải đáp thắc mắc: Có nên tháo mũi đã nâng?

Việc xảy ra biến chứng sau nâng mũi là vấn đề mà cả bác sĩ lẫn người nâng mũi đều không mong muốn gặp phải. Tùy vào từng mức độ mà có thể lựa chọn các cách xử lý phù hợp để khắc phục biến chứng, tuy nhiên, trong một số trường hợp bị biến chứng nặng thì giải pháp cuối cùng vẫn là tháo mũi đã nâng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tháo mũi đã nâng và có nên tháo mũi đã nâng?

Nguyên nhân gây ra biến chứng sau nâng mũi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến chứng sau nâng mũi, mỗi trường hợp biến chứng đều có nguyên nhân khác nhau.

Mũi bị lệch

Trường hợp này khá phổ biến trong những biến chứng sau khi nâng mũi. Phần sống mũi không cố định khiến mũi bị lệch, nghiêng sang một bên.

Nguyên nhân: đa số các trường hợp lệch sống mũi là do chế độ chăm sóc và sinh hoạt gây tác động lên phần sống mũi chưa ổn định. Những đụng chạm, ngoái mũi, ngủ nghiêng hay khom cúi cũng đều sẽ gây tác động lên phần sống mũi, dễ khiến mũi bị lệch. Ngoài ra, cũng có các trường hợp do bác sĩ tay nghề kém khiến phần vật liệu cấy ghép vào mũi không được cố định đúng vị trí.

Có nên tháo mũi đã nâng: Khi bị lệch sống mũi thì không cần phải tháo mũi đã nâng, bác sĩ chỉ cần tiến hành cân chỉnh sống mũi và nẹp cố định loại dáng mũi, tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể nắn chỉnh bên ngoài thì buộc bác sĩ sẽ phải tại một vết rạch để chỉnh lại phần sụn cấy ghép.

Mũi bị đào thải vật liệu cấy ghép

Tình trạng này xảy ra không phổ biến nhưng khi gặp phải thì cách xử lý duy nhất là phải tháo mũi đã nâng. Đây được xem là vấn đề khi vật liệu cấy ghép vào mũi không phù hợp với cơ thể dẫn đến cơ thể đào thải ra ngoài, trường hợp này thường xảy ra đối với các phương pháp nâng mũi sử dụng chất liệu sụn nhân tạo.

Nguyên nhân: tình trạng này thi bác sĩ không thể nào đoán trước được bởi nó hoàn toàn do cơ địa của người nâng mũi. Có nhiều trường hợp sau khi nâng mũi một thời gian ngắn là gặp phải các hiện tượng như sưng, đỏ, đau nhức,…tuy nhiên cũng có nhiều hợp sau rất nhiều năm, thậm chí là hàng chục năm mới xảy ra những hiện tượng này. Bên cạnh yếu tố cơ địa thì thói quen sinh hoạt, sử dụng các loại thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng cũng có thể là những nguy cơ gây đào thải vật liệu.

Có nên tháo mũi đã nâng: Khi bị đào thải vật liệu thì sẽ phải tháo hết toàn bộ các vật liệu cấy ghép trong mũi. Nếu tình trạng nhẹ thì có thể sử dụng vật liệu cấy ghép khác để nâng lại mũi ngay, còn nếu tình trạng nặng hơn thì phải chờ mũi lành thì mới nâng lại mũi được.

Nguyên nhân gây ra biến chứng sau nâng mũi có nên tháo mũi đã nâng

Mũi bị lộ sống, bóng đỏ

Đây được xem là tình trạng thường gặp nhất đối với phương pháp nâng sống mũi. Khi chỉ nâng sống mũi, đối với một số cơ địa thì theo thời gian phần sụn nhân tạo được cấy ghép này sẽ có xu hướng tụt xuống phía dưới, gây áp lực và cọ xát và phần đầu mũi khiến đầu mũi bị bỏng đỏ. Trong trường hợp nặng đối với những người có da đầu mũi mỏng thì có thể dẫn đến thủng đầu mũi.

Nguyên nhân: do phần đầu mũi không được bảo vệ nên phần sụn tụt xuống tác động vào đầu mũi gây bóng đỏ.

Có nên tháo mũi đã nâng: Trường hợp này thì không cần thiết phải tháo mũi đã nâng, bác sĩ chỉ cần can thiệp bằng cách sử dụng một lớp sụn mỏng để bọc bảo về đầu mũi.

Mũi bị nhiễm trùng

Được xem là biến chứng nguy hiểm nhất sau khi nâng mũi, nhiễm trùng mũi có thể dẫn đến họai tử mũi, thủng đầu mũi và nếu không xử lý kịp thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tâm lý người nâng mũi.

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau nâng mũi như tay nghề bác sĩ kém, quá trình phẫu thuật diễn ra không đảm bảo các điều kiện vô khuẩn, thói quen sinh hoạt hằng ngày như hay đụng chạm vào vết thường, uống không đủ thuốc kháng sinh,…tất cả đều có thể khiến mũi bị nhiễm trùng.

Có nên tháo mũi đã nâng: Đối với trường hợp mũi bị nhiễm trùng thì việc tháo mũi đã nâng là bắt buột. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo toàn bộ vật liệu cấy ghép vào mũi, làm sạch khoang mũi và chờ đợi đến khi tình trạng mũi ổn định thì mới có thể nâng lại mũi mới.

Nên lựa chọn phương pháp nâng mũi nào an toàn nhất?

Có nên tháo mũi đã nâng Nên lựa chọn phương pháp nâng mũi nào an toàn nhất?

Trong tất cả các phương pháp nâng mũi thì nâng mũi sụn sườn được đánh giá là phương pháp nâng mũi mang đến độ hoàn thiện nhất, kết quả duy trì lâu nhất và độ an toàn cao nhất. Đây là phương pháp sử dụng dụng một phần sụn sườn tự thân để làm vật liệu cấy ghép lên mũi nên sẽ không xảy ra các tình trạng như đào thải vật liệu, tụt sụn hay lộ sống bóng đỏ. Khi sụn sườn đã được cấy ghép vào mũi thì phần sụn đó sẽ tiếp tục được cơ thể nuôi dưỡng để phát triển ổn định nên có thể xem kết quả sau khi nâng mũi của phương pháp sử dụng sụn sườn là trọn đời.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về việc có nên tháo mũi đã nâng hay không. Việc tháo mũi đã nâng còn tùy thuộc vào tình trạng mũi gặp phải, nếu không có vấn đề gì thì không có lý do gì phải tháo mũi. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp, độ tương thích cao, bác sĩ uy tín để phòng tránh được những vấn đề không mong muốn.

Xem thêm: Sửa lại mũi đã nâng và những điều cần biết

0/5 (0 Reviews)