Dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng mà bạn nên biết

Dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng mà bạn nên biết

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng mà bạn nên biết
Dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng mà bạn nên biết

Nhiễm trùng được xem là một trong những biến chứng đáng sợ và nguy hiểm khi phẫu thuật nâng mũi. Cả bác sĩ và bệnh nhân đều không mong muốn xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, nếu chẳng may nâng mũi bị nhiễm trùng thì sao? Dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng là gì? Cần phải làm gi khi mũi bị nhiễm trùng?

Những dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng

Rất nhiều khách hàng bị nhầm lẫn giữa những dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng vói những dấu hiệu thông thường khác sau khi phẫu thuật. Đối với các tình trang sưng, đau nhức, bầm xuất hiện sau nâng mũi sẽ giảm dần từ 2 đến 5 ngày. Tuy nhiên, nếu rơi vào các trường hợp dưới đây thì có khả năng bạn đang gặp phải dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi:

Mũi sưng, bầm, đau nhức nhiều

Nếu tình trạng đau nhức, sưng bầm kéo dài trong khoảng thời gian hơn 10 ngày kèm theo hiện tượng đau nhức không thuyên giảm mà có dấu hiệu ngày càng tăng thì có nguy cơ bạn đã bị nhiễm trùng sau phẫu thuật nâng mũi.

Những dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng

Mũi bị chảy dịch kèm máu và có mùi hôi

Hiện tượng chảy dịch sau nâng mũi là hiện tượng bình thường, tuy nhiên nó chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày đầu thì giảm và không còn xuất hiện dịch. Nếu trong trường hợp mũi bị chảy dịch liên tục và kéo dài, dịch có kèm máu và mùi hôi thì đó chính xác là dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng.

Mũi bị bóng đỏ, thủng đầu mũi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi bị lộ sống bóng đỏ, có thể là do da đầu mũi mỏng nhưng lại lựa chọn phương pháp nâng mũi không bọc bảo vệ đầu mũi, có thể là do tình trạng đào thải vật liệu cấy ghép và cũng có thể là do nhiễm trùng sau khi nâng mũi.

Nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi

Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp thẫm mỹ không quá phức tạp, tuy nhiên vì là can thiệp dao kéo nên vẫn có tỷ lệ xảy ra biến chứng, cụ thể là nhiễm trùng sau nâng mũi.

Địa chỉ nâng mũi không uy tín

Một trong những lý do đầu tiên dẫn đến nhiễm trùng sau nâng mũi là do tay nghề của bác sĩ. Nếu như bác sĩ ít kinh nghiệm, không đảm bảo được các nguyên tắc trong phẫu thuật nâng mũi cũng như cơ sở vật chất kém chất lượng thì nguy cơ xảy ra những dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi là rất cao. Thông thường, khi tiến hành nâng mũi, suốt quy trình diễn ra phẫu thuật thì bắt buộc ekip bác sĩ phải đảm bảo khu vực thực hiện được vô trùng nghiêm ngặt, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Cơ địa

Việc vật liệu cấy ghép vào mũi không tương thích với cơ thể dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng là trường hợp hoàn toàn do cơ địa mà bác sĩ không thể nào đoán trước được. Những tình trạng này chỉ xảy ra đối với các phương pháp nâng mũi sử dụng vật liệu nhân tạo, còn đối với nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn thì tình trạng này hoàn toàn không xảy ra

Thói quen sinh hoạt sau khi nâng mũi

Sau khi phẫu thuật nâng mũi cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ trong việc uống thuốc, kiêng cử các loại thực phẩm, vệ sinh vết thương cũng như phải chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, không nên ngoáy mũi vì rất dễ gây xước dẫn đến nhiễm trùng.

Khi xuất hiện dấu hiện nâng mũi bị nhiễm trùng cần phải làm gì?

Khi xuất hiện dấu hiện nâng mũi bị nhiễm trùng cần phải làm gì?

Khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng thì cần phải ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn có có cách xử lý phù hợp. Đối với trường hợp viêm nhẹ thì bác sĩ sẽ vệ sinh vùng mũi cũng như kê thêm thuốc. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì khi xảy ra dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm trùng, mưng mủ nặng do khách hàng để quá lâu thì bạn phải tháo chất liệu cũ, bơm rửa vệ sinh sạch sẽ khoang mũi. Sau đó chờ một thời gian ổn định mới tiến hành nâng mũi cải thiện nhan sắc. Một số trường hợp sẽ không thể thực hiện thẩm mỹ lại ngay, cần để mũi phục hồi trong vòng 3 đến 6 tháng. Trong thời gian chờ mũi ổn định, để tránh tình trạng mũi bị co rút do tháo chất liệu sụn thì ở một số trung tâm thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng một phần trung bì mỡ để cấy ghép lên sống mũi nhằm giữ dáng mũi ổn định. Đây là chất liệu tự thân nên rất an toàn dù mũi đang bị tổn thương do nhiễm trùng.

Trên đây là những nguyên nhân và dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng. Mặc dù có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh bằng việc cố gắng tham khảo, lựa chọn bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao, đồng thời lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp. Hiện nay phương pháp nâng mũi có độ an toàn cao nhất và hạn chế xảy ra biến chứng nhất chính là nâng mũi sụn sườn tự thân và cũng là một trong những giải pháp giảm thiểu biến chứng tốt nhất dành cho bạn.

Xem thêm: Làm gì để có thể tránh khỏi nâng mũi bị biến chứng

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo