Hướng dẫn vệ sinh sau nâng mũi theo các giai đoạn phục hồi

Hướng dẫn vệ sinh sau nâng mũi theo các giai đoạn phục hồi

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Hướng dẫn vệ sinh sau nâng mũi theo các giai đoạn phục hồi
Hướng dẫn vệ sinh sau nâng mũi theo các giai đoạn phục hồi

Để sở hữu một chiếc mũi đẹp và nhanh chóng lành thương sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, bạn cần chú trọng đến quá trình chăm sóc sau nâng. Một trong số đó là vấn đề vệ sinh sau nâng mũi. Tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ và đầy đủ các bước vệ sinh mũi đúng cách được khuyến cáo bởi các chuyên gia.

vệ sinh sau nâng mũi

Các vật dụng cần thiết để vệ sinh sau nâng mũi

Thông thường bạn khi thực hiện nâng mũi tại trung tâm thẩm mỹ uy tín, bạn sẽ được cung cấp một túi thuốc cùng với đầy đủ dụng cụ sử dụng để vệ sinh mũi trong thời gian đầu. Các dụng cụ trong túi bao gồm:

  • Bông y tế
  • Bông tẩy trang
  • Tăm bông
  • Nước muối sinh lý NaCl 0,9%
  • Dung dịch sát khuẩn Betadine
vệ sinh sau nâng mũi

Tất cả các dụng cụ trên đều vô trùng được đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn. Tuyệt đối bạn không được sử dụng khăn giấy, khăn ăn hay các dụng cụ khác không đảm bảo.

Vệ sinh sau nâng mũi trong 2 tuần đầu

Hai tuần sau phẫu thuật, các vết thương chưa liền hẳn. Cùng với đó mũi sẽ chảy dịch nhiều kèm một chút máu thừa. Do đó bạn cần vệ sinh sạch sẽ, tránh để dịch đóng vảy lại ở vết mổ gây nhiễm trùng. Tần suất vệ sinh trong thời gian này là từ 3-4 lần/ngày.

Bạn có thể đến trung tâm nâng mũi để được đội ngũ điều dưỡng có tay nghề chăm sóc tốt nhất. Nhưng nếu điều kiện không cho phép, bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh mũi ở nhà bởi các thao tác này rất đơn giản.

Để vệ sinh sau nâng mũi trước tiên bạn cần rửa tay sạch sẽ. Sau đó tiến hành dùng dung dịch sát khuẩn Betadine thấm vào bông sau đó lau nhẹ nhàng lên vết mổ. Đối với các vết mổ kín bên trong mũi, bạn có thể dùng tăm bông để dễ thao tác. Nhẹ nhàng lấy và lau sạch các vết dịch đọng lại. Cuối cùng bạn dùng nước muối sinh lý để lau qua 1 lần nữa.

vệ sinh sau nâng mũi

Nếu có thực hiện tiểu phẫu cắt cánh mũi thì bạn cũng thực hiện tương tự nhưu trên ở vị trí 2 cánh mũi. Những chỗ còn lại trên mũi, bạn có thể dùng nước muối sinh lý thấm 1 lượng vừa đủ lên bông y tế và lau nhẹ nhàng.

Trong thời gian này, bạn không nên để vết mổ tiếp xúc với nước. Do đó nếu muốn rửa mặt hay vệ sinh các vùng gần mũi, bạn có thể dùng bông tẩy trang, bông y tế thấm một lượng nước vừa đủ để vệ sinh nhẹ nhàng.

Vệ sinh sau nâng mũi khi đã cắt chỉ

Sau khi cắt chỉ, các vết mổ bắt đầu liền lại. Tuy nhiên bạn không được lơ là việc vệ sinh trong thời gian này để tránh tình trạng nhiễm khuẩn ở các vị trí kéo da non.

Giai đoạn này sau khi bạn ra đường, đi làm hoặc tiếp xúc với khói bụi, bạn nên dùng bông vô trùng để vệ sinh mũi cùng nước muối sinh lý. Tần suất vệ sinh trung bình 2-3 lần/ngày.

vệ sinh sau nâng mũi

Lưu ý trong thời gian này, bạn cần bôi thuốc chống sẹo ngay sau khi thực hiện vệ sinh sau nâng mũi. Việc này giúp vết thương mau lành cũng như thuốc chống sẹo sẽ phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

Tuyệt đối không được tự ý bôi các loại thuốc ngoài đơn thuốc chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng các mẹo dân gian để làm liền sẹo.

Xem thêm: Khi nào cắt chỉ nâng mũi?

Cách vệ sinh vết mổ khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Nếu trong quá trình vệ sinh sau nâng mũi bạn phát hiện vết mổ có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, chảy dịch máu quá 1 tuần, mưng mủ,… bạn lập tức thông báo với bác sĩ của mình và đến trung tâm để được xử lý kịp thời. Tránh tự ý xử lý hay kéo dài thời gian, sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn nắm rõ cách vệ sinh sau nâng mũi. Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ bác sĩ Trần Phương để được tư vấn cụ thể và miễn phí.

Xem thêm

Kiến thức thẩm mỹ theo góc độ chuyên khoa

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo