Bên cạnh đầu mũi, sống mũi, cánh mũi thì trụ mũi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì một chiếc mũi vững chắc và tạo hình cho đầu mũi, lỗ mũi. Tuy nhiên nếu bạn có trụ mũi bị yếu thì đây lại là một câu chuyện khác. Cùng tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến trụ mũi yếu và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.
Trụ mũi là gì?
Trụ mũi là bộ phận nằm dọc ở giữa, nối liền đầu mũi và nền mũi, phân tách khoang mũi thành 2 phần bằng nhau. Trụ mũi được hình thành bởi phần trụ trong của sụn cánh mũi dưới. Ở tình trạng bình thường, trụ mũi thẳng đứng, có hình dáng hơi cong và nhô nhẹ so với lỗ mũi khi nhìn từ góc nghiêng.
Trụ mũi đóng vai trò quan trọng giúp định hình đầu mũi, tạo ra dáng của lỗ mũi và độ cao của chóp mũi. Nếu không may trụ mũi yếu dẫn đến lệch, vẹo, rộng hoặc co rút thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dáng bên ngoài, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của mũi.
Các vấn đề xảy ra khi trụ mũi yếu
Trụ mũi bị yếu sẽ dẫn đến một trong những vấn đề sau:
- Trụ mũi bị bè rộng: Do cấu trúc yếu khiến hai bên trụ trong của sụn cánh mũi bị tách rẽ và phình ra dẫn đến chân trụ mũi bị bè rộng. Trụ mũi bè có thể gây tắc nghẽn mũi.
- Trụ mũi lệch vẹo: Trụ mũi bị lệch thường đi kèm với vách ngăn mũi lệch. Dị tật này thường dẫn đến tình trạng đầu mũi lệch và hai bên mũi không cân xứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện mạo đôi khi là khả năng hô hấp.
- Trụ mũi co rút: Đây là tình trạng trụ mũi có kết cấu yếu dần theo thời gian dẫn đến việc bị rút ngắn, nhỏ dẹp lại, thậm chí bị kéo thụt vào bên trong mũi làm mất độ nhô tự nhiên. Trụ mũi co rút dẫn đến đầu mũi thấp tẹt, lỗ mũi có hình dạng bất thường hoặc cánh mũi bị thấp so với trụ mũi.
Xem thêm: Vẹo vách ngăn là gì? Nguyên nhân và cách xử lý
Phương pháp khắc phục trụ mũi yếu
Các vấn đề của trụ mũi yếu không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến bệnh nhân bị nghẹt mũi, cản trở hô hấp. Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa trụ mũi. Đây là một phương pháp cực kỳ an toàn và phổ biến.
Quy trình chỉnh sửa trụ hoàn toàn mũi có thể được thực hiện riêng lẻ thông qua đường rạch phía trong mũi từ một bên của trụ mũi. Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân thường kết hợp phương pháp này trong quy trình phẫu thuật nâng mũi, thuạn tiện chỉnh sửa các khuyết điểm thường gặp ở sống hoặc đầu mũi, tạo hình một chiếc mũi ưng ý.
Dù lựa chọn cách nào thì trước khi thực hiện chỉnh sửa, khách hàng cần tìm hiểu là chọn đúng trung tâm thực hiện uy tín có bác sĩ chuyên môn tốt. Bác sĩ phẫu thuật có tay nghề sẽ giúp bạn đánh giá kỹ lưỡng tình trạng trụ mũi cũng như mối liên hệ của nó với các bộ phận xung quanh như lỗ mũi, vùng môi trên, cánh mũi và chóp mũi. Giúp đảm bảo kế hoạch chỉnh sửa chính xác và phù hợp nhất.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến trụ mũi yếu và cách khắc phục. Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ bác sĩ Trần Phương để được tư vấn cụ thể và miễn phí.