Cách nhận biết trụ mũi bị lệch, nguyên nhân và cách điều trị

Cách nhận biết trụ mũi bị lệch, nguyên nhân và cách điều trị

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Cách nhận biết trụ mũi bị lệch, nguyên nhân và cách điều trị
Cách nhận biết trụ mũi bị lệch, nguyên nhân và cách điều trị

Trụ mũi lệch vẹo không chỉ tác động xấu tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, gây nên nhiều vấn đề phiền toái trong cuộc sống. Đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này cũng như là cách khắc phục trụ mũi bị lệch hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

trụ mũi bị lệch

Làm sao để nhận biết trụ mũi lệch

Trụ mũi bị lệch là khuyết điểm tương đối dễ nhận biết chỉ bằng cách quan sát bằng mắt thường theo hướng từ dưới lên. Nếu nhìn thấy phần nối tiếp giữa nền mũi và chóp mũi không thẳng đứng mà cong vẹo, mũi có xu hướng lệch về một bên ta có thể kết là luận trụ mũi có vấn đề.

Trụ mũi lệch thường đi kèm với tình trạng đầu mũi lệch và lỗ mũi không cân đối. Đôi khi tình trạng mũi lệch không chỉ đơn thuần là do phần trụ trong của sụn cánh mũi dưới bị vẹo mà còn là do vách ngăn mũi bị lệch.  

Trụ mũi bị lệch không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người sở hữu, khiến họ kém tự tin trong giao tiếp và cuộc sống .

trụ mũi bị lệch

Xem thêm: Trụ mũi yếu và những ảnh hưởng đến dáng mũi

Nguyên nhân dẫn đến trụ mũi bị lệch

Tình trạng trụ mũi bị lệch có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, và được chia thành 3 nhóm chính bao gồm:

  • Trụ mũi lệch bẩm sinh: Thường do cấu trúc sụn vách ngăn bị cong, vẹo sang một bên, do cấu trúc trụ yếu hoặc do các mô sụn phát triển không đều trong quá trình hình thành trụ mũi của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
  • Trụ mũi lệch do tai nạn: Các va chạm mạnh trong cuộc sống hàng ngày có thể gây chấn thương khiến trụ mũi bị vẹo. Đối với sơ sinh có thể là do tác động mạnh trong quá trình sinh đẻ, với người trưởng thành và trẻ lớn hơn là từ nguy cơ của các tai nạn vùng mũi.
  • Trụ mũi lệch do nâng mũi hỏng: Các biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ cũng là một nguyên nhân phổ biến gây lệch trụ mũi. Việc thao tác sai, chỉnh sửa hoặc cấy ghép không đúng vị trí của bác sĩ phẫu thuật có thể là tác nhân chính dẫn đến lệch trụ.

Phương pháp chỉnh sửa trụ mũi bị lệch

trụ mũi bị lệch

Trụ mũi bị lệch không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hẹp mũi cản trở hô hấp, bệnh nhân nên xử lý triệt để tình trạng này. Tuy nhiên trụ mũi lệch còn kéo theo tình trạng vẹo của đầu và vách ngăn. Do đó, điều chỉnh trụ mũi lệch và lỗ mũi không cân cũng đồng nghĩa với việc điều chỉnh cả vách ngăn mũi và cả trụ trong của sụn cánh mũi.

Để khắc phục tình trạng này, đầu tiên bác sĩ có thể sử dụng sụn tự thân như sụn sườn hoặc sụn sinh học để làm các miếng ghép gia cố, dựng thẳng lại vách ngăn. Sau đó bác sĩ bóc tách cố định phần trụ trong của sụn cánh mũi vào vị trí của đuôi vách ngăn mới. Nếu cần thiết và để đảm bảo trụ mũi chắc chắn hơn, bác sĩ có thể đặt thanh chống trụ mũi từ sụn tự thân hoặc sinh học vào giữa hai bên trụ trong để gia cố. Sau khi hoàn thành, bác sĩ sẽ khâu cố định lại.

Thông thường các khách hàng khi khắc phục nhược điểm lệch vẹo cũng mong muốn chỉnh sửa độ cao dáng mũi hoặc chỉnh lại hình dáng của đầu mũi. Lúc này bác sĩ thẩm mỹ cũng có thể tiến hành đặt sống mũi nâng cao và dùng sụn mềm bao bọc bảo vệ tạo hình đầu mũi theo yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu thêm về cách nhận biết trụ mũi bị lệch, nguyên nhân và cách điều trị. Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ bác sĩ Trần Phương để được tư vấn cụ thể và miễn phí.

Xem thêm

Kiến thức thẩm mỹ theo góc độ chuyên khoa

5/5 (1 Review)
Contact Me on Zalo