Phẫu thuật nâng mũi giúp mọi người có thể sở hữu được dáng mũi cao đẹp như ý. Nhưng cũng như những phương pháp thẩm mỹ khác, bên cạnh nhiều lợi ích mang lại cho người nâng mũi thì cũng có cả những rủi ro đi kèm. Khi trường hợp đáng tiếc xảy, bạn có thể phải tháo bỏ chiếc mũi vừa mới nâng của mình. Vậy tháo mũi đã nâng có đau không và cần lưu ý những gì khi tháo sụn mũi?
Các trường hợp cần phải tháo sụn mũi
Một vài trường hợp tháo mũi đã nâng là do mong muốn của khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy không hài lòng với dáng mũi vừa làm, họ cảm thấy không phù hợp với khuông mặt và muốn chỉnh sửa lại dáng mũi.
Bên cạnh đó cũng có những trường hợp bắt buộc phải tháo sụn theo chỉ định của bác sĩ như:
- Dị ứng vật liệu cấy ghép: mũi sưng tấy, ngứa, biến dạng, mưng mủ
- Sống mũi nâng quá cao: mũi bóng đỏ, da đầu mũi bị bào mòn, thậm chí là thủng đầu mũi
- Mũi lệch vẹo, tụt sống: vật liệu bị đặt sai lệch, không đúng vị trí, đôi khi sụn còn bị lộ hẳn ra ngoài.
Với những trường hợp trên, tháo sụn nâng là lựa chọn hoàn hảo nhằm tránh biến chứng nặng hơn.
Tháo mũi đã nâng có đau không
Việc tháo bỏ sụn nâng là một quy trình khá đơn giản và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người thực hiện. Thông thường bạn sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành tháo bỏ sụn, do đó sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện.
Sau phẫu thuật, khi thuốc tê hết tác dụng chắc chắn là sẽ xuất hiện cảm giác đau, do việc nâng và tháo sụn đều là can thiệp trực tiếp đến cấu trúc mũi. Tuy nhiên, cảm giác đau nhiều hay ít sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thời điểm tháo sụn mũi
Thời điểm tốt nhất để tháo bỏ vật liệu là 1 tháng sau khi nâng mũi. Lúc này, sụn nâng mũi vẫn chưa liên kết cố định với các mô xung quanh, việc lấy sụn ra sẽ dễ dàng hơn. Do đó sẽ giảm được cảm giác đau đớn.
Đối với các trường hợp tháo sụn do phát hiện biến chứng sau 1 tháng, thì cần thời gian từ 3 – 6 tháng để tình trạng mũi ổn định để có thể tháo bỏ vật liệu nâng.
Vật liệu nâng mũi
Tháo mũi đã nâng có đau không còn phụ thuộc vào vật liệu nâng mũi đã sử dụng.
Đối với vật liệu độn mũi nhân tạo, thao tác tháo sụn sẽ rất nhẹ nhàng và đơn giản. Bác sĩ chỉ cần đưa sụn ra theo đường mổ cũ và khâu lại cẩn thận.
Nếu bạn sử dụng chất liệu sụn tự thân thì sẽ đau hơn, bởi các chất liệu này bám chặt và liên kết tốt với mô cơ vùng mũi hơn.
Phương pháp nâng mũi
Ngoài ra, còn phụ thuộc vào phương pháp nâng mũi đã thực hiện. Đối với các phương pháp đơn giản như Nâng sống mũi thì việc tháo gỡ vật liệu độn sẽ được thực hiện nhẹ nhàng nhanh chóng. Trong trường hợp trước đó bạn đã tác động chỉnh sửa nhiều vùng như vách ngăn, đầu mũi… thì kĩ thuật tháo sụn sẽ phức tạp hơn, cần can thiệp sâu hơn.
Dáng mũi sau tháo sẽ ra sao?
Với trường hợp bạn chỉ nâng sống mũi, không thu gọn mũi, chỉnh sửa vách ngăn thì sau khi tháo bỏ sụn, mũi sẽ trở về như ban đầu.
Tuy nhiên với những trường hợp đặc thù bác sĩ cần can thiệp sau, xâm lấn nhiều, thậm chí tác động vào xương. Thì sau khi tháo sụn ra mũi sẽ không thể hồi phục lại nguyên trạng như trước. Thông thường sẽ thấp đi rõ rệt và thường có xu hướng bị rút ngắn lại ở đầu mũi.
Mũi tháo ra bao lâu thì nâng lại được?
Thời gian nâng mũi lại phụ thuộc vào tình trạng trước khi tháo của mũi. Nếu bạn chỉ tháo vì vấn đề thẩm mỹ thì ngay sau khi tháo sụn ra, bác sĩ có thể tạo hình và phẫu thuật ngay lại được. Còn đối với trường hợp tháo bỏ sụn do viêm nhiễm hoặc dị ứng chất liệu nhân tạo, cần quá trình lành thương từ 3-6 tháng để có thể phẩu thuật lại. Mũi càng lâu thì phẫu thuật lại mũi càng dễ thực hiện.
Thông thường với trường hợp tháo bỏ do dị ứng vật liệu, khi nâng mũi trở lại bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện phương pháp Nâng mũi sụn sườn tự thân. Đây là giải pháp tối ưu, không chỉ khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm dáng mũi mà còn có độ tương thích cao và an toàn tuyệt đối với cơ thể.
Hy vọng bài viết trên đã cũng cấp cho bạn những thông tin cần thiết, đồng thời giải đáp được thắc mắc tháo mũi đã nâng có đau không. Nếu mũi bạn có những triệu chứng bất thường thì có thể liên hệ ngay số Hotline hoặc Đăng ký tư vấn để được Dr. Phương Trần giải đáp miễn phí nhanh nhất.