Tháo mũi đã nâng bao nhiêu tiền và có nguy hiểm không?

Tháo mũi đã nâng bao nhiêu tiền và có nguy hiểm không?

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Tháo mũi đã nâng bao nhiêu tiền và có nguy hiểm không?
Tháo mũi đã nâng bao nhiêu tiền và có nguy hiểm không?

Xảy ra biến chứng sau khi nâng mũi là điều mà không một ai mong muốn gặp phải sau khi nâng mũi. Tuy nhiên, khi chẳng may xảy ra trường hợp này thì giải pháp an toàn nhất để bảo vệ mũi cũng như bảo vệ sức khỏe chính là tháo sụn mũi. Vậy tháo mũi đã nâng bao nhiêu tiền và có nguy hiểm không?

Khi nào phải tháo sụn mũi?

Trước khi có câu trả lời cho thắc mắc tháo mũi đã nâng bao nhiêu tiền thì bạn nên tìm hiểu về những biến chứng khi nâng mũi. Dù biết rằng khi mũi gặp phải những biến chứng không mong muốn thì phải tháo sụn mũi, nhưng không hẳn tất cả các biến chứng đề phải tháo sụn, có những biến chứng nhẹ chỉ cần uống thuốc hoặc bác sĩ chỉ cần tiết hành một vài thủ thuật đơn giản là có thể khắc phục. Còn mũi phải tháo sụn khi gặp phải một những tình trạng sau đây:

Mũi bị nhiễm trùng: đây là một trong những tình trạng nguy hiểm cần tiến hành tháo sụn và vệ sinh mũi càng sớm càng tốt, nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nhiễm trùng xảy ra có thể là do tay nghề bác sĩ, quá trình phẫu thuật không được diễn ra trong điều kiện vô trùng hoặc do quá trình chăm sóc vết thường sau khi nâng không cẩn thận và không đảm bảo vệ sinh.

Khi nào phải tháo sụn mũi?

Mũi bị dị ứng vật liệu: khi mũi bị dị ứng vật liệu sẽ xảy ra tình trạng đào thải vật liệu cấy ghép khiến mũi bị sưng, tấy đỏ, sụn mũi bị tụt,…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể phản kháng lại với vật liệu được cấy ghép vào mũi, thường thì những trường hợp này sẽ xảy ra đối với sụn nhân tạo. Trong trường hợp này thì sau khi tháo sụn mũi, bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn mũi và sử dụng vất liệu cấy ghép khác để thay thế, nếu như tất cả các vật liệu cấy ghép từ bên ngoài vào không được cơ thể đáp ứng thì phương pháp cuối cùng sẽ là sử dụng sụn tự thân để nâng mũi, cụ thể là sụn sườn.

Mũi bị lệch: trong trường hợp mũi chỉ bị lệch nhẹ thì bác sĩ có thể chỉ cần nắn chỉnh nhẹ nhàng để phần sụn cấy ghép nằm đúng vào vị trí như mong muốn. Nhưng nếu như tình trạng lệch nhiều thì bắt buộc phải tháo sụn ra và tiến hành nâng mũi lại.

Không muốn giữ mũi đã nâng: có rất nhiều trường hợp sau khi nâng mũi cảm thấy không hài lòng với dáng mũi hiện tại hoặc muốn trở lại dáng mũi ban đầu thì tháo sụn mũi chính là giải pháp duy nhất.

Xem thêm: Lựa chọn phương pháp nâng mũi loại nào tốt nhất hiện nay?

Tháo mũi đã nâng bao nhiêu tiền và có nguy hiểm không?

Việc tháo mũi đã nâng bao nhiêu tiền thường là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi quyết định tháo sụn mũi. Sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này bởi khi tháo sụn mũi sẽ đi kèm với những vấn đề phát sinh khác, tùy trường hợp:

Mũi bị nhiễm trùng: khi tháo sụn mũi bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ không thể tiến hành nâng mũi ngay được vì phần mũi đã bị tổn thương cần thời gian hồi phục. Sau khi mũi đã lành hẳn sau khoảng thời gian từ 3-6 tháng thì bạn mới có thể nâng mũi trở lại. Trong thơi gian này bác sĩ sẽ sử dụng mỡ trung bì để cấy vào mũi nhằm làm giảm hiện tượng co rút mũi.

Tháo mũi đã nâng bao nhiêu tiền và có nguy hiểm không?

Mũi bị dị ứng: sau khi tháo sụn mũi bị dị ứng thì tùy theo mức độ tình trạng thì bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Nếu nhẹ thì sẽ nâng mũi ngay bằng chất liệu cấy ghép khác. Nếu có xảy ra những tổn thương thì trong thời gian chờ đợi mũi lành hẳn thì bác sĩ cũng sẽ sử dụng mỡ trung bì để cấy ghép giữ độ cao sống mũi, đến khi mũi hoàn toàn bình thường thì sẽ thực hiện nâng mũi.

Mũi bị lệch: đối với tình trạng này thì thông thường sẽ được thực hiện nâng mũi ngay mà không cần chờ đợi. Đối với trường hợp này thì việc nâng lại sẽ được bác sĩ thực hiện một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng.

Một trong những lưu ý quan trọng sau khi tháo sụn mũi chính là dáng mũi sau khi tháo sụn sẽ không thể trở lại hoàn toàn giống như lúc chưa nâng, đặc biệt là đối với các phương pháp nâng mũi can thiệp toàn diện như nâng mũi cấu trúc. Sau khi tháo mũi nếu không có các biện pháp làm đầy mũi thì rất dễ xảy ra hiện tượng co rút, nhăn đầu mũi do phần da đã giãn ra khi nâng mũi trước đây.

Làm gì để hạn chế phải tháo sụn mũi?

Để không phải đối mặt với câu hỏi tháo sụn mũi bao nhiêu tiền thì khi nâng mũi bạn nên lựa chọn phương pháp nâng mũi an toàn nhất để phòng tránh những biến chứng, rủi ro không mong muốn. Phương pháp nâng mũi sụn sườn được xem là phương pháp ưu việt nhất hiện nay bởi tỷ lệ xảy ra biến chứng của phương pháp này gần như là không có, chất liệu cấy ghép là sụn sườn tự thân nên tuyệt đối không xảy ra các tình trạng dị ứng, đào thải vật liệu hay tụt sụn. Đây cũng chính là phương pháp được hầu hết các bác sĩ đề xuất dành cho mũi đã bị tổn thương do sửa đi sửa lại nhiều lần vì khi mũi càng sửa nhiều lần thì tỷ lệ biến chứng gặp phải sẽ càng cao. Nâng mũi sụn sườn không chỉ khắc phục triệt để những vấn đề đó một cách an toàn mà còn mang lại dáng mũi hoàn hảo nhất.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Nâng mũi có biến chứng không?

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo