Nên lựa chọn sụn nhân tạo hay sụn tự thân nâng mũi?

Nên lựa chọn sụn nhân tạo hay sụn tự thân nâng mũi?

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Nên lựa chọn sụn nhân tạo hay sụn tự thân nâng mũi?
Nên lựa chọn sụn nhân tạo hay sụn tự thân nâng mũi?

Khi nhắc đến phẫu thuật nâng mũi sẽ có rất nhiều phương pháp cũng như vật liệu cấy ghép khác nhau mà không phải ai cũng có thể nắm rõ được. Trong đó, sụn nhân tạo và sụn tự là hai loại sụn chính được nhiều người băn khoăn. Vậy nên lựa chọn sụn nhân tạo hay sụn tự thân nâng mũi?

Đặc điểm của sụn nhân tạo và sụn tự thân nâng mũi

Sụn tự thân nâng mũi

Sụn tự thân là chất liệu sụn được lấy ra từ chính cơ thể thực hiện cấy ghép vào mũi. Thông thường sụn tự thân sẽ được lấy ra từ sụn tai, sụn vách ngăn, sụn cân cơ thái dương và sụn sườn. Trong đó chỉ có sụn sườn là có thể sử dụng để tạo hình dáng mũi 100% còn các loại sụn còn lại chỉ có thể hỗ trợ bọc đầu mũi để kết hợp cùng vật liệu nhân tạo.

Sụn tai: đây được xem là sụn tự thân phổ biến nhất trong phong thuật nâng mũi được lấy ở vị trí vành tai, có độ mềm và mỏng nên thích hợp để làm sụn bọc đầu mũi, giúp bảo vệ để phần sụn nhân tạo ở sống mũi không có xát vào đầu mũi gây bóng đỏ và lộ sống.

Sụn vách ngăn: đây là loại sụn được lấy ra từ vách ngăn giữa hai lỗ mũi với đặc điểm là thẳng hơn so với sụn tai và sụn cân cơ thái dương. Đặc điểm của sụn vách ngăn cũng tương tự như các loại sụn tự thân nâng mũi khác là độ tương thích cao và hạn chế được các biến chứng.

Sụn cân cơ thái dương: đây là loại sụn mỏng màu trắng bọc ở quanh lớp cơ khu vực thái dương. Đặc điểm của sụn cân cơ thái dương là dày và có độ dẻo dai nên cũng rất phù hợp để thức hiện cấy ghép hỗ trợ nâng mũi.

Sụn sườn: đây được xem là loại sụn tốt nhất trong các loại sụn tự thân nâng mũi, sụn sườn được lấy ra từ vị trí xương sườn số 6 hoặc 7. Khi lấy ra thì bác sĩ sẽ tiến hành điêu khắc để tạo dáng mũi phù hợp đồng thời sẽ sử dụng sụn sườn để can thiệp vào nhiều vị trí trong cấu trúc mũi. Phương pháp nâng mũi sụn sườn chính là phương pháp nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn.

Đặc điểm của sụn nhân tạo và sụn tự thân nâng mũi

Sụn nhân tạo nâng mũi

Hiện nay có khá nhiều loại sụn nhân tạo được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi nhưng phổ biến nhất vẫn là sụn silicon và sụn surgiform.

Đây là hai loại sụn có thể mang lại dáng mũi như mong muốn một cách nhanh chóng và có tỷ lệ tương thích cao với cơ thể. So sánh giữa sụn silicon và sụn surgiform thi sụn surgiform mang đến nhiều hiệu quả ưu việt hơn nhờ khả năng bám chặt mô xương để tạo thành một khối thống nhất giúp hạn chế tình trạng di lệch hay tụt sống mũi. Và tất nhiên thì sụn surgiform có giá thành cao hơn nhiều so với sụn silicon.

Ngoài ra, còn có một vật liệu sụn nhân tạo khác có thể thai thế các loại sụn bọc đầu mũi chính là sụn megaderm. Với những đặc tính gần giống với sụn tự thân nên đây là sự lựa chọn thay thế trong trường hợp không thể sử dụng sụn tự thân để bọc đầu mũi.

Vì là vật liệu nhân tạo nên các loại sụn này vẫn có nguy cơ xảy ra tình trạng đào thải đối với một số cơ địa không phù hợp. Đối với những người bị dị ứng với chất liệu nâng mũi thì phương pháp nâng mũi sụn sườn sẽ được áp dụng.

Nên lựa chọn sụn nhân tạo hay sụn tự thân nâng mũi?

Nên lựa chọn sụn nhân tạo hay sụn tự thân nâng mũi

Tùy theo mong muốn cũng như tình trạng mũi mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn chất liệu nâng mũi phù hợp.

Nếu bạn nâng mũi lần đầu với mũi ít khuyết điểm thì các phương pháp nâng mũi sử dụng sụn tự thân kết hợp bọc sụn nhân tạo sẽ phù hợp với bạn vì đây là phương pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí. Còn nếu mũi bạn nhiều khuyết điểm thì bạn nên lựa chọn nâng mũi cấu trúc để có thể can thiệp sâu vào từng chi tiết mũi một cách tốt nhất để khắc phục hoàn toàn khuyết điểm.

Nếu mũi của bạn phải sửa lại do nâng mũi hỏng hoặc kết quả nâng mũi không được như ý thì bạn nên lựa chọn sụn tự thân nâng mũi. Mũi sửa đi sửa lại càng nhiều lần thì nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ càng cao nên sử dụng phương pháp nâng mũi sụn sườn toàn phần là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp mang lại thời gian duy trì kết quả và hạn chế biến chứng tốt nhất so với các phương pháp cũng như chất liệu nâng mũi khác.

Xem thêm: Hạn sử dụng của mũi sửa: Nâng mũi sụn nhân tạo giữ được bao lâu?

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo