Sửa mũi khi về già có ảnh hưởng gì không?

Sửa mũi khi về già có ảnh hưởng gì không?

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Sửa mũi khi về già có ảnh hưởng gì không?
Sửa mũi khi về già có ảnh hưởng gì không?

Lo sợ biến chứng, sợ kết quả thẩm mỹ không đẹp, sợ bị mọi người cười chê… là tâm lý lo lắng thường thấy khi người lớn tuổi có ý định đi sửa mũi. Vậy liệu sửa mũi khi về già có ảnh hưởng gì không? Mọi băn khoăn của bạn sẽ được Dr. Phương Trần giải đáp chi tiết cũng như đưa ra các giải pháp nâng mũi an toàn dành cho người lớn tuổi trong bài viết sau.

sửa mũi khi về già

Độ tuổi nào nâng mũi phù hợp

Thực tế không phải bất kỳ ai đều có thể tiến hành nâng mũi. Khung tuổi vàng để phẫu thuật nâng mũi và cho ra kết quả tốt nhất là từ 18 – 55 tuổi.

Bởi lẽ trước tuổi 18 khung xương và các bộ phận trên khuôn mặt chưa phát triển hoàn chỉnh và cũng chưa được định hình. Do đó nếu bạn nâng mũi trong thời gian này thì khả năng mũi bị biến đổi khá cao. Đối với các trường hợp hơn 55 tuổi, lúc này các mô cơ ở vùng mũi bị xơ hóa hết, sụn ở các bộ phận lỏng lẻo khiến bạn khó có thể chỉnh sửa được mũi đẹp. Bên cạnh đó, tuổi cao ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau thương tổn bị giảm xuống, các vết thương do phẫu thuật sẽ tốn nhiều thời gian để lành hơn.

Vậy có nên sửa mũi khi về già?

sửa mũi khi về già

Bởi hạn chế của tế bào từ quá trình lão hóa, bạn càng có tuổi thì tỷ lệ gặp biến chứng khi nâng mũi sẽ càng cao. Cơ thể theo thời gian sẽ già nua đi và các bác sĩ sẽ khó can thiệp để chỉnh hình mũi hơn. Một số vấn đề về cấu trúc mũi khi về già bao gồm:

  • Các liên kết collagen và eslastic bị lỏng lẻo, sụn cánh mũi bị rời rạc do lão hóa
  • Đầu mũi chảy xệ, da mũi mỏng dần và mất đi sự đàn hồi
  • Mô cơ vùng mũi xuất hiện xơ hóa

Một số biến chứng dễ gặp nếu thực hiện sửa mũi khi về già:

  • Mũi nâng khó đạt được kết quả đẹp
  • Mũi cần thời gian dài để lành thương
  • Hiện tượng sưng và bầm tím kéo dài
  • Dễ bị nhiễm trùng do sức đề kháng yếu
  • Đầu mũi dễ bóng đỏ do sụn nâng không thể định hình tốt, dễ bị tụt
  • Khó định hình lại cấu trúc mũi do mô và sụn đã lão hóa
  • Nguy cơ không thích ứng sụn nâng cao

Xem thêm: Các biến chứng thường gặp khi nâng mũi

Bởi các lý do trên, việc nâng mũi khi lớn tuổi, cụ thể là sau 55, không được khuyến khích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nếu được bác sĩ chuyên khoa cho phép và chỉ định thì bạn vẫn có thể thực hiện nâng mũi sau tuổi 55. Tỷ lệ gặp biến chứng nâng mũi về già tương đối cao nên khi chỉnh hình các bác sĩ phải đặc biệt thao tác thật cẩn thận.

Những yếu tố đảm bảo an toàn sửa mũi khi về già

sửa mũi khi về già

Tuy tỉ lệ biến chứng cao nhưng sửa mũi về già có gặp các biến chứng không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ của bác sĩ, chất liệu sụn và cách chăm sóc vết thương sau khi nâng mũi. Do vậy, bạn cần lựa chọn bác sĩ phẫu thuật cẩn thận và chỉ thực hiện tại các trung tâm thẩm mỹ uy tín. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chủ động chăm sóc cơ thể và hạn chế các biến chứng bằng cách:

  • Thường xuyên tập thể dục, ăn uống khoa học để làm chậm tốc độ lão hóa
  • Thăm khám bác sĩ khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào của mũi
  • Bảo vệ, che chắn mặt cẩn thận khi gặp nắng
  • Hạn chế va chạm, tác động lực vào mũi

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi sửa mũi khi về già có ảnh hưởng gì không? Thực hiện ở đâu an toàn và uy tín? Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ bác sĩ Trần Phương để được tư vấn cụ thể và miễn phí.

Xem thêm

Kiến thức thẩm mỹ theo góc độ chuyên khoa

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo