Nhiễm trùng là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau khi phẫu thuật sửa mũi. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không liên hệ với bác sĩ để xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Mặc dù tỷ lệ xảy ra không nhiều nhưng chúng ta cũng nên tìm hiểu để nắm rõ được những dấu hiệu của sửa mũi bị nhiễm trùng cũng như cách khắc phục sửa mũi bị nhiễm trùng.
Dấu hiệu sửa mũi bị nhiễm trùng
Sưng bầm
Tình trạng này xảy ra ở hầu hết mọi người sau khi thực hiện phẫu thuật sửa mũi và là một biểu hiện bình thường. Do phẫu thuật sửa mũi thì bác sĩ sẽ phải tác động đến các phần mô, tạo khoản mũi để có thể cấy ghép vật liệu tạo hình dáng mũi nên không thể tránh khỏi tình trạng sưng bầm, đau nhức sau phẫu thuật. Thông thường, tình tràng này chỉ kéo dài từ 2 đến 5 ngày là bắt đầu giảm dần tùy thuộc vào cơ địa cũng như việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, nếu sau thời gian này mà mũi vẫn còn sưng, đau nhức nhiều, có mủ, mùi hôi…thì có khả năng cao mũi đã bị nhiễm trùng và bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Mũi bị chảy dịch
Chảy dịch cũng không hiếm gặp sau khi phẫu thuật sửa mũi. Tuy nhiên, cũng như hiện tượng sưng đau, nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần thì có nguy cơ sửa mũi bị nhiễm trùng. Bên cạnh việc mũi bị chảy dịch có máu và mủ thì trong một số trường hợp người vừa sửa mũi cũng có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ thì chính xác là mũi của bạn đã bị nhiễm trùng.
Đầu mũi bóng đỏ và có hiện tượng thủng đầu mũi
Một thời gian sau khi nâng mũi, đột nhiên mũi bị bóng đỏ, căng, sưng thì cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nguyên nhân của việc này là do cơ thể phát sinh phản ứng đào thải vật liệu cấy ghép vào mũi nhưng bạn không kịp thời tháo sụn mũi, để lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm trùng và có nguy cơ hoại tử, thủng đầu mũi.
Tại sao sửa mũi bị nhiễm trùng?
Tỷ lệ sửa mũi bị nhiễm trùng không cao nhưng bạn cũng cần quan tâm đến những nguyên nhân có thể khiến sửa mũi bị nhiễm trùng, bao gồm:
- Bác sĩ thực hiện sửa mũi có tay nghề kém, không đủ trình độ chuyên môn, không đảm bảo các nguyên tắc an toàn trong suốt quá trình nâng mũi
- Cơ sở vật chất địa chỉ sửa mũi không đạt yêu cầu, môi trường phẫu thuật không được vô trùng tuyệt đối
- Chất liệu cấy ghép sửa mũi kém chất lượng, không đạt yêu cầu của bộ Y tế
- Do thói quen an uống, sinh hoạt, chăm sóc vết thương sau phẫu thuật của bạn không đúng như chỉ dẫn của bác sĩ
- Không uống thuốc kháng sinh đầy đủ
- Và cuối cùng là do cơ địa. Rất nhiều người bị dị ứng với chất liệu sụn, tình trạng này có thể biểu hiện ngay hoặc sau một thời gian sửa mũi gây kích ứng, sưng viêm. Đây là trường hợp mà ngay các bác sĩ cũng không thể nào đoán trước được.
Cách khắc phục sửa mũi bị nhiễm trùng
Đối với mũi bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ lập tức tiến hành tháo toàn bộ chất liệu đã cấy ghép vào mũi, làm sạch khoang mũi và để mũi ổn định lại. Trong trường hợp mũi bị co rút, biến dạng do tháo sụn trong thời gian chờ đợi ổn định thì bác sĩ sẽ sử dụng trung bì mỡ để cấy ghép làm đầy sống mũi, giúp ngăn chặn tình trạng lõm hoặc co rút đầu mũi một cách hiệu quả. Sau từ 3 đến 6 tháng, mũi đã hoàn toàn ổn định thì có thể tiến hành để nâng lại mũi mới.
Trong trường hợp này hoặc các trường hợp mũi phải sửa đi sửa lại nhiều lần thì biến chứng sau nâng mũi sẽ có nguy cơ xảy ra càng cao, do đó bạn nên lựa chọn phương pháp nâng mũi an toàn nhất. Đó chính là nâng mũi sụn sườn tự thân. Đây là phương pháp sử dụng hoàn toàn sụn sườn của cơ thể để tạo hình và cấy ghép nâng mũi nên đảm bộ độ tương thích tuyệt đối, hạn chế xuống mức thấp nhất những biến chứng có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về việc sửa mũi bị biến chứng. Để không xảy ra trường hợp này, bạn nên lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có tay nghề cao cũng như phương pháp nâng mũi phù hợp. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày cũng có thể là nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng sau nâng mũi nên cũng cần phải chú ý cẩn thận.