Sửa lại mũi đã nâng có đau không?

Sửa lại mũi đã nâng có đau không?

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Sửa lại mũi đã nâng có đau không?
Sửa lại mũi đã nâng có đau không?

Việc nâng mũi bị hỏng là điều không một ai khi phẫu thuật nâng mũi mong muốn gặp phải. Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp phải trường hợp này thì việc sửa lại mũi đã nâng có đau không và quy trình sửa lại mũi đã nâng diễn ra như thế nào?

Các trường hợp phải sửa lại mũi đã nâng

Các trường hợp phải sửa lại mũi đã nâng

Việc sửa lại mũi đã nâng có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể do tay nghề của bác sĩ, thời gian sửa lại mũi hay do quá trình chỉnh sửa. Trong đó, nguyên nhân phải sửa lại mũi cũng là một trong các yếu tố quyết định để đánh giá sửa mũi có đau không.

Phải sửa lại mũi do gặp phải biến chứng

Biến chứng sau khi nâng mũi rất đa dạng từ những biến chứng có thể chỉnh bên ngoài hoặc chỉ cần uống thuốc là sẽ khỏi đến những biến chứng bắt buộc phải tháo toàn bộ vật liệu sụn nâng mũi để tiến hành làm lại mũi mới. Nhiễm trùng mũi và dị ứng sụn là 2 biến chứng nguy hiểm mà bạn cần phải tháo sụn càng sớm càng tốt. Đối với những biến chứng này thì bạn sẽ gặp phải các biểu hiện như sưng tấy, bóng đỏ, đau nhức kéo dài, tuy nhiên, cũng như phẫu thuật nâng mũi lần đầu, khi sửa lại mũi đã nâng ở trường hợp này thì bạn cũng sẽ chỉ cảm nhận được cảm giác đau khi được tiêm thuốc tê mà thôi, sau đó sẽ không còn cảm giác khó chịu nữa.

Sau khi đã tháo sụn ra thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chờ đợi một thời gian từ 3 đến 6 tháng để mũi được ổn định và tiến hành sử dụng vật liệu cấy ghép an toàn hơn, thường là sụn sườn để nâng mũi mới.

Sửa mũi do muốn có dáng mũi mới

Đây cũng là lý do khiến nhiều người quyết định làm lại mũi mới, tuy nhiên câu hỏi mà hầu hết đều thắc mắc là nếu mũi không có vấn đề gì mà phải tháo sụn thì việc sửa lại mũi đã nâng có đau không. Câu trả lời là cho dù bạn nâng mũi lần đầu, sửa mũi do biến chứng hoặc sửa mũi lần 2, lần 3 thì bác sĩ cũng sẽ luôn có biện pháp giúp kiểm soát tình trạng đau của bạn một cách hiệu quả bằng tiêm tê và thuốc uống giảm đau.

Đối với các trường hợp nâng mũi cấu trúc thì thời gian tháo toàn bộ chất liệu sụn và tạo lại dáng mũi mới sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các phương pháp nâng mũi thông thường như nâng sống mũi hoặc nâng mũi bọc sụn.

Bảng giá các phương pháp sửa lại mũi đã nâng tại đây.

Giải pháp cho sửa lại mũi đã nâng

Giải pháp cho sửa lại mũi đã nâng

Mũi đã nâng nhiều lần sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như nguy cơ xảy ra biến chứng, do đó, bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề sửa lại mũi đã nâng có đau không thì bạn cũng nên tham khảo thật kỹ các thông tin sau:

– Phương pháp nâng mũi: Mũi sửa lại là mũi đã bị tổn thương nên rất dễ xảy ra biến chứng trong và sau khi nâng mũi. Vì thế bạn nên lựa chọn phương pháp nâng mũi cũng như chất liệu nâng mũi an toàn và phù hợp nhất. Nâng mũi cấu trúc sụn sườn được xem là giải pháp tối ưu nhất dành cho mũi đã phải sửa đi sửa lại nhiều lần bởi sự tương thích 100%, độ an toàn cao và thời gian duy trì kết quả sau khi nâng là vĩnh viễn.

– Bác sĩ nâng mũi: Bác sĩ là người trực tiếp tạo nên chiếc mũi mới cho bạn. Đối với mũi phải sửa lại sẽ đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn để thăm khám, đánh giá và đưa ra những lời tư vấn phương pháp phù hợp. Nếu bác sĩ tay nghề kém thì việc xảy ra những rủi ro không mong muốn trong quá trình phẫu thuật là khó tránh khỏi.

– Chăm sóc nâng mũi: Việc chăm sóc sau khi nâng mũi sẽ ảnh hưởng đến việc sửa lại mũi đã nâng có đau không. Mũi sửa lại nhiều lần sẽ bị tổn thương nhiều hơn mũi sửa lần đầu nên thời gian lành hoàn toàn cũng sẽ lâu hơn. Nếu bạn không chú ý đến chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, sinh hoạt, không tuân theo những chỉ định của bác sĩ về việc uống đủ thuốc và tái khám định kỳ thì chẳng những mũi sẽ lâu lành mà rất có nhiều khả năng xảy ra biến chứng, nặng nhất là nhiễm trùng.

Xem thêm: Viêm xoang có nâng mũi được không?

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo