Sau bất cứ ca phẫu thuật nào, không chỉ riêng phẫu thuật nâng mũi thì hiện tượng sưng bầm là phản ứng tự nhiên và không thể tránh khỏi. Việc sưng bầm xảy ra nhiều hay ít và kéo dài bao lâu phụ thuộc vào mức độ can thiệp, cơ địa và chế độ chăm sóc sau nâng của bạn. Để biết được cách giảm sưng sau nâng mũi, sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh và chườm trong bao lâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Mũi sau nâng sẽ sưng bầm ra sao?
Đối với thẩm mỹ nâng mũi, việc bóc tách, đưa vật vào trong khoang mũi và điều chỉnh dáng mũi sẽ có những thao tác xâm lấn nhất định. Do đó, không thể tránh khỏi việc sau khi hết thuốc tê, mũi thường sưng nề và đau đớn. Tùy cơ địa và tay nghề bác sĩ mà tình trạng sẽ sưng nhiều hay ít.
Thông thường, ngày thứ 2 sau nâng mũi sẽ là ngày sưng nề nhiều nhất. Trong thời gian này, mũi và khu vực quanh mũi như quầng dưới mắt, má và cằm sẽ sưng nhiều. Thậm chí còn ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường như cười nói và nhai của bạn. Đây là hiện tượng bình thường nên bạn không cần lo lắng hay hoảng sợ.
Từ ngày thứ 3 trở đi, hiện tượng sưng sẽ giảm dần. Đến ngày thứ 7, sưng sẽ hoàn toàn biến mất. Chỉ còn hiện tượng tụ huyết, thường nhìn thấy như vết bầm, còn xuất hiện ở một số vị trí quanh mũi đặc biệt là quầng mắt dưới.
Để giảm cảm giác đau và tình trạng sưng bầm, chườm là giải pháp hàng đầu và bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.
Sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh?
Sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh? Câu trả lời là cả 2, chườm nào cũng đúng chỉ cần đúng thời điểm. Bạn cần tìm hiểu kỹ và thực hiện chườm theo đúng thứ tự, đúng thời gian. Tuyệt đối không được nhầm lẫn.
Chườm đá sau nâng mũi
Chườm đá là biện pháp giảm sưng tấy hiệu quả trong vòng 48 giờ đầu tiên sau nâng mũi. Đây là biện pháp hạn chế được tình trạng chảy máu và phù nề dưới da, giúp bạn cảm thấy ít đau và dễ chịu hơn.
Để chườm đá đúng cách, bạn dùng những viên đá nhỏ, không sắc cạnh cho vào túi nilon và bọc khăn bên ngoài. Đồng thời trải một chiếc khăn mỏng lên vùng bị sưng, sau đó mới chườm túi lạnh lên. Trong thời gian chườm cần liên tục di chuyển vị trí của túi lạnh.
Mỗi lần chườm đá chỉ nên kéo dài từ 20-30 phút, chườm đá quá lâu không những không có hiệu quả mà còn gây tổn thương da của bạn. Tốt nhất bạn nên kiểm tra màu da mỗi 5 phút, nếu da màu hồng nhạt hoặc đỏ thì nhấc túi ra.
Lưu ý tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh, cũng không được để nước đá rơi vào vết mổ.
Chườm nóng sau nâng mũi.
Chườm nóng được áp dụng trong trường hợp khi bạn chườm đá 48 giờ mà vết bầm tím vẫn còn. Biện pháp này giúp cho bắp thịt đang co cứng giãn ra, tăng tuần hoàn và tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, muối khoáng, thuốc.
Để chườm nóng, bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn ấm, một chai nước nóng, túi nóng để chườm lên vết bầm tím, xoa bóp nhẹ nhàng để làm máu được lưu thông tan vết máu bầm tụ. Nhiệt độ tối ưu để chườm nóng là từ 40 đến 50 độ. Thời gian chườm trung bình 20 – 30 phút mỗi lần. Sau 3h mới được chườm lại lần tiếp theo và quá trình chườm cũng cần lưu ý màu sắc da để tránh tình trạng da bị bỏng.
Chườm nóng hay lạnh đều được là phương pháp trị liệu đơn giản và hiệu quả cho vết thương mới do nâng mũi. Tuy nhiên cần lưu ý thứ tự chườm và chườm đúng thời điểm. Đồng thời, một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách giảm sưng sau nâng mũi hiệu quả.
Xem thêm: Sau nâng mũi nên ăn gì để giảm sưng, mau lành?
Trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh. Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại liên hệ bác sĩ Trần Phương để được tư vấn cụ thể và miễn phí.