Các trường hợp cần tái phẫu thuật mũi và phương pháp sửa mũi đã nâng hiệu quả.

Các trường hợp cần tái phẫu thuật mũi và phương pháp sửa mũi đã nâng hiệu quả.

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Các trường hợp cần tái phẫu thuật mũi và phương pháp sửa mũi đã nâng hiệu quả.
Các trường hợp cần tái phẫu thuật mũi và phương pháp sửa mũi đã nâng hiệu quả.

Sửa mũi đã nâng là kỹ thuật điều chỉnh những khuyết điểm hoặc thương tổn do thẩm mỹ mũi trước đó gây ra. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ ít nhưng không hiếm người có nhu cầu thay đổi chiếc mũi đã nâng của mình. Vậy khi nào cần sửa mũi nâng? Có những phương pháp nào để thực hiện điều này và đâu là phương pháp tối ưu nhất? Hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tại sao cần sửa mũi đã nâng

Bên cạnh lý do dáng mũi sau nâng không đạt yêu cầu về mặt thẩm mỹ. Một số người nâng mũi còn gặp phải các biến chứng như: đầu mũi quá dài gây bóng đỏ, thủng mũi, sống mũi lệch vẹo, cơ địa dị ứng với chất liệu độn, nâng mũi bị nhiễm trùng, hoại tử gây ảnh hưởng đến sức khỏe… Với các trường hợp này, bắt buộc phải tái phẫu thuật mũi để điều trị.

Thời gian để tái phẫu thuật mũi tùy thuộc vào vấn đề mà mũi gặp phải.

  • Nếu bạn sửa mũi đã nâng vì lý do thẩm mỹ, bác sĩ có thể tháo ra và tạo hình lại mũi bất cứ lúc nào. Nhưng tốt nhất là trong vòng 1 tháng sau nâng vì lúc này vật liệu vẫn chưa dính chặt vào mô mũi.
  • Đối với trường hợp viêm nhiễm hoặc dị ứng chất liệu thì cần tháo ra và đợi mũi lành thương từ 3-6 tháng để có thể phẫu thuật lại được. Quá trình ổn định mũi càng lâu thì phẫu thuật lại mũi càng dễ thực hiện.

Cách nhận biết và khắc phục mũi đã nâng.

Có nhiều yếu tố dẫn đến việc nâng mũi cần sửa lại như: tay nghề bác sĩ phẫu thuật, vật liệu cấy ghép, quy trình thực hiện, sự tương thích của cơ thể, mức độ tuân thủ y lệnh của bác sĩ, chế độ chăm sóc sau nâng… Dưới đây là một số trường hợp tái phẫu thuật mũi thường gặp và hướng xử lý hiệu quả:

Mũi bị lệch, vẹo

Có 2 nguyên nhân chính khiến mũi bị lệch là: Tay nghề bác sĩ và Ngoại lực tác động sau khi nâng mũi. Đây là biến chứng không phức tạp.

Nếu phát hiện biến chứng trong 1-2 tuần đầu tiên, khách hàng có thể đến trung tâm để đặt nẹp cố định lại, mũi sẽ ổn định sau 7 ngày và có thể tháo nẹp. Do đó, bạn cần báo sớm với bác sĩ để khắc phục biến chứng càng nhanh càng tốt.

Trong trường hợp xuất hiện biến chứng sau khi nâng mũi một thời gian dài, bạn có thể thực hiện đặt lại vật liệu mới, phù hợp hơn để điều chỉnh dáng mũi.

Để hạn chế biến chứng này, khách hàng cần lựa chọn bác sĩ có chuyên môn để nâng mũi và tránh tác động ngoại lực vào mũi, đặc biệt là khi còn mang nẹp.

Sửa mũi đã nâng gặp biến chứng lệch vẹo
Khách hàng bị biến chứng lệch vẹo

Sống mũi quá cao

Thông thường, mũi mới phẫu thuật cần thời gian từ 3-6 tháng để ổn định & vào dáng hoàn chỉnh. Thời gian đầu sau nâng, mũi sẽ luôn to và cao hơn dáng mũi kì vọng. Bởi vậy, bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu sau thời gian trên khách hàng vẫn không hài lòng với dáng mũi thì hoàn toàn có thể sửa lại mũi đã nâng. Quá trình phẫu thuật không phức tạp, chỉ cần mở ra thay sống mũi mới nhỏ và thấp hơn.

Do đó, trước khi sửa mũi, khách hàng cần tham vấn và trao đổi kỹ với các sĩ để đạt được kết quả như ý. Bên cạnh đó, không nên làm mũi quá cao vì sẽ tăng nguy cơ làm mỏng và căng da vùng sống mũi, gây ra biến chứng bóng đỏ, lộ sống. Nên chọn các dáng mũi tự nhiên phù hợp với kết cấu khuông mặt Á Đông.

Đầu mũi quá dài

Tạo hình đầu mũi là phần khó nhất trong phẫu thuật nâng mũi. Làm đầu mũi quá dài hay thay đổi độ dài đầu mũi quá nhiều so với mũi gốc thì áp lực lên đầu mũi sẽ càng lớn, nguy cơ đầu mũi bị chọc thủng da sẽ càng cao.

Trường hợp khách hàng sau nâng mũi cảm thấy đầu mũi quá dài thì nên phẫu thuật làm ngắn, vừa đáp ứng yếu tố thẩm mỹ, vừa tăng tỉ lệ an toàn. Kỹ thuật làm ngắn đầu mũi đã nâng rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần gây tê và điều chỉnh vật liệu kéo dài đầu mũi, sau đó khâu lại chứ không cần thực hiện các kỹ thuật phức tạp.

Dị ứng vật liệu cấy ghép

Việc sử dụng vật liệu ngoại lai cấy ghép vào cơ thể luôn tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng thậm chí là đào thải vật liệu. Biểu hiện của biến chứng này là vùng cấy ghép bị sưng và chảy dịch, cơ thể tìm cách đẩy vật liệu cấy ghép ra ngoài. Đây là một biến chứng rất khó lường và không thể kiểm tra trước được.

Tuy người tỉ lệ dị ứng vật liệu khá ít và tất cả các vật liệu cấy ghép đều đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe về y khoa. Nhưng vẫn có nguy cơ người nâng mũi bị dị ứng vật liệu. Trong trường hợp này, khách hàng cần tháo vật liệu ra càng sớm càng tốt, sau đó thay thế bằng vật liệu khác, sụn sườn tự thân là một lựa chọn tối ưu nếu khách hàng không tương thích với vật liệu nhân tạo.

Đâu là phương pháp sửa mũi sau nâng tốt nhất?

Thực tế, không có phương pháp sửa lại mũi nào là tốt nhất mà chỉ có phương pháp phù hợp nhất tùy tình trạng mũi.

Tuy nhiên, đối với trường hợp không thể áp dụng các phương pháp khác như biến chứng nặng hoặc dị ứng vật liệu nhân tạo thì bác sĩ sẽ áp dụng có phương pháp cuối cùng là Nâng mũi cấu trúc sụn sườn tự thân. Đây là kỹ thuật có độ an toàn cao và hạn chế gần như mọi biến chứng có thể xuất hiện.

sửa mũi đã nâng
Kết quả nâng mũi sụn sườn

Dù việc chỉnh sửa mũi sau nâng là hoàn toàn có thể nhưng bạn chỉ nên thực hiện trong các trường hợp cần thiết. Không nên sửa lại mũi nhiều lần vì sau mỗi lần sửa sẽ tăng nguy cơ thất bại, khả năng gặp biến chứng cũng càng nhiều lên.

Xem thêm:

Sửa lại mũi đã nâng và những điều cần biết

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo