Nâng mũi có tháo được không? Những điều bạn cần biết về kỹ thuật tháo mũi nâng

Nâng mũi có tháo được không? Những điều bạn cần biết về kỹ thuật tháo mũi nâng

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Nâng mũi có tháo được không? Những điều bạn cần biết về kỹ thuật tháo mũi nâng
Nâng mũi có tháo được không? Những điều bạn cần biết về kỹ thuật tháo mũi nâng

Phẫu thuật thẫm mỹ không phải lúc nào cũng cho ra kết quả hoàn mỹ. Bên cạnh những ca nâng mũi thành công, vẫn tồn tại một số trường hợp đáng tiếc xảy ra khiến chiếc mũi vừa phẫu thuật phải tháo bỏ. Nếu không may gặp phải trường hợp này, bạn cần trang bị kiến thức đầy đủ để có cách xử lý chính xác, tránh hoang mang dẫn đến những quyết định sai lầm. Dưới đây là một số điều bạn cần biết khi tháo mũi nâng.

Nâng mũi có tháo ra được không?

Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp xâm lấn có sự tác động của dao kéo, do vậy nhiều bạn vẫn băn khoăn không biết liệu mũi đã nâng có thể tháo ra được không.

tháo mũi nâng có thực hiện được không
Mũi đã nâng có tháo được không?

Câu trả lời là có, mũi đã nâng vẫn tháo ra được. Tuy vậy, bạn cần lưu ý dáng mũi sau tháo sẽ không thể trở lại được 100% tình trạng ban đầu. Điều này còn tùy thuộc vào vật liệu cấy ghép và phương pháp nâng mũi đã thực hiện. Cụ thể như sau:

  • Phương pháp nâng sống mũi khi tháo có thể phục hồi lại được 95-99%.
  • Nâng mũi cấu trúc thì không thể trở về nguyên trạng sau khi tháo.
  • Nâng mũi bằng Sugiform sẽ khó tháo ra hơn so với sống mũi Silicon.

Mũi tháo ra bao lâu thì nâng lại được?

Phụ thuộc vào tình trạng trước khi tháo của mũi. Nếu chỉ tháo để thay đổi dáng mũi thì ngay sau khi tháo ra, bác sĩ có thể tạo hình và phẫu thuật ngay lại được. Còn đối với trường hợp tháo vì viêm nhiễm hoặc dị ứng đối với chất liệu thì cần quá trình lành thương từ 3-6 tháng để có thể phẩu thuật lại được. Quá trình ổn định mũi càng lâu thì việc phẫu thuật lại mũi càng dễ thực hiện.

Một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi tháo mũi chính là sửa mũi đã nâng có đau không, xem thêm tại đây.

Các trường hợp cần tháo mũi nâng

Phẫu thuật nâng mũi mang lại dáng mũi cao đẹp, tạo nên đường nét thanh tú cho gương mặt. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định như để chỉnh sửa hoặc khắc phục biến chứng, cần phải tiến hành tháo bỏ sụn nâng mũi.

Dáng mũi không hài hòa với tổng thể khuôn mặt:

Tình trạng thường gặp của trường hợp này là dáng mũi bị nâng quá cao so với gương mặt. Lý do có thể là vì khách hàng chạy theo xu hướng hoặc tham khảo các dáng mũi không phù hợp trước khi tiến hành phẫu thuật. Cùng với sự thiếu tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn hoặc tay nghề của bác sĩ không tốt.

Mũi quá cao không những ảnh hưởng đến người nâng theo gốc độ thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ làm mỏng và căng da vùng sống mũi, gây ra biến chứng bóng đỏ, lộ sống. Tốt nhất, bạn nên chọn dáng mũi từ nhiên và nên tiến hành thay đổi sụn nâng nếu mũi quá cao. Đồng thời, lựa chọn những địa chỉ phẫu thuật nâng mũi uy tín và chất lượng cung là yếu tố giúp ngăn chặn tình trạng này.

Mũi lệch, vẹo, bị nhiễm trùng, bị hỏng sau nâng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: phẫu thuật hỏng, tay nghề bác sĩ kém, quy trình không đảm bảo, chế độ chăm sóc sau nâng chưa đúng cách hoặc do cơ địa của người nâng mũi. Những dù vì lý do chủ quan hay khách quan thì đây là tình trạng cần khắc phục càng sớm càng tốt.

tháo mũi nâng bị biến chứng
Mũi bị biến chứng là trường hợp cần tháo thực hiện tháo mũi nâng

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ khiến bạn không nên sống chung với dáng mũi hỏng thì tình trạng sưng tấy, nhiễm trùng nếu kéo dài sẽ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.  Giải pháp cần kíp dành cho bạn lúc này là tháo bỏ sụn mũi đã phẫu thuật.

Dáng mũi không được như ý:

Có thể dáng mũi sau nâng không đạt kỳ vọng của bạn hoặc theo thời gian và nhu cầu sở thích mà dáng mũi cũ không còn phù hợp nữa. Lúc này bạn vẫn có thể tháo mũi nâng để thay đổi sang kiểu dáng mà bạn ưng ý. Tuy nhiên, bạn không nên sửa lại mũi nhiều lần vì sau mỗi lần sửa sẽ tăng nguy cơ thất bại và khả năng gặp biến chứng lên nhiều lần.

Những ảnh hưởng khi tháo mũi nâng

Một khi quyết định sẽ tháo mũi đã nâng, bạn cần nắm rõ những ảnh hưởng của kỹ thuật này để có thể chủ động tình hình và giảm thiểu những tác động xấu đến cơ thể.

Tác động về mặt sức khỏe:

Quá trình tháo sụn mũi không hề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bởi đay không phải kỹ thuật phức tạp, chỉ diễn ra trong khoảng thời gian chưa đầy 30 phút. Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng thể chất, phương pháp nâng mũi đã áp dụng cũng như chất liệu sụn mũi mà việc tháo mũi sẽ được thực hiện theo các quy trình khác nhau.

Tác động về mặt thẩm mỹ:

Mũi sẽ trở lại gần như nguyên trạng trước khi nâng mũi nếu như bạn chỉ thực hiện nâng mũi mà không kèm theo chỉnh sửa thu hẹp cánh mũi hay thay đổi hình dáng đầu mũi.

Còn trong trường hợp bạn chỉnh sửa nhiều phần bao gồm: nâng sống mũi, thu hẹp cánh mũi, gọt đầu mũi, can thiệp xương… thì việc tháo sụn mũi sẽ khiến mũi của bạn bị thấp hơn rõ rệt so với tình trạng ban đầu. Đồng thời, da mũi sẽ bị nhăn và mũi có xu hướng co rút sau khi tháo sụn. Bởi khi có sụn da sẽ căng đầy, khi tháo sụn sẽ khiến cho vùng da đó bị nhăn và biến dạng.

Vì vậy đối với người chỉnh sửa mũi nhiều phần, khi tiến hành tháo sụn mũi bác sĩ sẽ thay sụn mũi mới phù hợp hơn cho bạn. Trong trường hợp không thể đổi sụn nâng ngay như viêm nhiễm và dị ứng vật liệu thì bác sĩ sẽ tiến hành cấy trung bì mỡ mông vào mũi nhằm giảm thiểu nguy cơ co rút. Sau một thời gian đợi mũi trở về trạng thái ổn định, bác sĩ sẽ thực hiện nâng mũi lại bằng vật liệu sụn sườn tự thân.

Bên cạnh đó, bạn không cần lo lắng việc tháo sụn mũi sẽ để lại sẹo. Cũng giống như khi nâng mũi, tháo mũi hoàn toàn không để lại sẹo nhưng để đảm bảo về mặt thẩm mỹ bạn nên chọn dịch vụ ở các cơ sở uy tín và chất lượng.

Trên đây là những lưu ý bạn cần biết khi thực hiện tháo mũi nâng bởi bất kỳ lý do gì. Hi vọng những thông tin từ bài viết trang bị cho bạn đủ kiến thức để có thể chủ động tình hình và đưa ra những lựa chọn phù hợp với bản thân.

Xem thêm:

Các phương pháp sửa lại mũi đã nâng.

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo