Những biến chứng sau nâng mũi: Cách nhận biết và xử lý

Những biến chứng sau nâng mũi: Cách nhận biết và xử lý

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Những biến chứng sau nâng mũi: Cách nhận biết và xử lý
Những biến chứng sau nâng mũi: Cách nhận biết và xử lý

Ngày nay phẫu thuật thẩm mỹ không còn quá xa lạ, đặc biệt là phẫu thuật nâng mũi. Bên cạnh những khách hàng thành công sở hữu dáng mũi đẹp như ý, vẫn có số ít trường hợp không may gặp phải biến chứng. Tuy tỉ lệ biến chứng không nhiều nhưng vẫn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và diện mạo của người nâng mũi. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân khi có ý định nâng mũi, bạn cần biết những biến chứng sau nâng mũi thường gặp và cách khắc phục chúng.

Phân biệt triệu chứng thông thường với những biến chứng sau nâng mũi

Hầu hết mọi người sau khi nâng mũi đều có cảm giác lo ngại khi xuất hiện những ‘’hiện tượng bất thường”. Tuy nhiên không phải bất cứ triệu chứng nào cũng là biến chứng sau nâng mũi. Để nhận biết được các biến chứng nguy hiểm và có cách xử lý nhanh chóng, đầu tiên bạn cần phân biệt được giữa biến chứng và các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật nâng mũi

Thông thường, sau phẫu thuật nâng mũi sẽ xuất hiện các hiện tượng sau. Đây đều là những triệu chứng hoàn toàn bình thường và sẽ tự hết trong vòng 1 tuần, vậy nên bạn không cần phải quá lo lắng:

Mũi sưng to sau phẫu thuật:

Đây là hiện tượng bình thường sau mọi cuộc phẫu thuật nói chung chứ không riêng thẩm mỹ mũi. Việc bóc tách, đưa chất liệu sụn vào trong khoang và điều chỉnh dáng mũi cần những thao tác xâm lấn nhất định, do đó mũi bị sưng to sau phẫu thuật là tất yếu. Sau 20-30 ngày, mũi sẽ vào dáng đúng với tạo hình bác sĩ đã cân chỉnh khi phẫu thuật.

Chảy máu và dịch nhầy

Hiện tượng chảy máu và dịch nhầy trong vài ngày sau ca phẫu thuật là khá phổ biến. Mọi thứ sẽ bình thường trở lại sau khi nẹp mũi được tháo ra sau ngày thứ 7. Trong suốt khoảng thời gian này bác sĩ có thể dán một miếng băng gạc dưới mũi để thấm dịch chảy từ mũi.

Tuy nhiên, nếu mũi có biểu hiện chảy dịch (máu hoặc mủ) quá nhiều, bạn cần lập tức liên hệ với bác sĩ để kiểm tra.

Nghẹt mũi, khó thở

Lý do là miếng bông dùng để thấm dịch đã ngăn một phần đường hô hấp ở mũi. Trong 4 – 5 tiếng đầu sau phẫu thuật, bạn nên thở bằng miệng là tốt nhất.

Mũi đau nhức nặng nề

Phẫu thuật nâng mũi là sự can thiệp của dao kéo, tạo xâm lấn, cắt rạch bên trong khoang mũi, tạo ra những vết thương nhỏ, khiến vùng da bị tổn thương. Do đó, không thể tránh khỏi việc sau khi hết thuốc tê, mũi sẽ sưng nề và đau đớn.

Chườm lạnh là giải pháp hàng đầu để giảm sưng mũi, việc chườm lạnh 30 phút/lần sẽ giúp vùng sưng dịu đi nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý uống đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Sống mũi và quầng mắt dưới bầm tím

Khi thực hiện phẫu thuật mũi, các bác sĩ phải bóc tách để đưa sụn vào, vì vậy sau khi khâu lại thì vùng xung quanh sẽ dễ xuất hiện những vùng tụ máu và bầm tím. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự ở các vùng vết thương phải khâu khác, nên việc tụ máu quanh mắt hay mũi là một việc khá bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Bầm tím vùng mũi và quầng mắt dưới chỉ duy trì trong vòng 4-6 ngày sau khi phẫu thuật, sau đó sẽ dần biến mất.

Những biến chứng sau nâng mũi cần lưu ý

Bên cạnh các triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật, bạn cần đặc biệt chú ý khi gặp các trường hợp sau:

Mũi lệch vẹo

Đây là biến chứng có biểu hiện rõ ràng nhất và có thể thấy được ngay sau nâng mũi. Nguyên nhân là do bác sĩ thao tác thiếu chính xác trong lúc nâng mũi, khiến cho mũi bị lệch sang một bên, sống mũi cong. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Những biến chứng sau nâng mũi: lộ sống
Dáng mũi lộ sống

Mũi nhiễm trùng

Mũi chảy dịch, sưng đỏ, ra máu gây đau nhức khó chịu trên 10 ngày không thuyên giảm là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng mũi. Tình trạng nhiễm trùng mũi kéo dài có thể gây co rút, biến dạng mũi, thậm chí là hoại tử và làm mất kết cấu mũi.

Nguyên nhân chính là do không đảm bảo vệ sinh trong quá trình phẫu thuật hoặc chăm sóc hậu phẫu không đúng cách.

Mũi đau và bầm tím trong thời gian dài

Mũi tấy đỏ, sưng bầm tím dài ngày, thâm chí chảy máu. Kéo theo là tình trạng mưng mủ, dịch có mùi hôi, co rút, đau nhức gây khó chịu. Khoảng 10 ngày sau phẫu thuật, nếu mũi bạn vẫn còn xuất hiện những dấu hiệu này thì bạn cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ thực hiện để được thăm khám và được điều trị kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng dị ứng vật liệu nâng mũi.

Thủng da đầu mũi, lồi sụn

Với biến chứng này, cảm giác đầu tiên là căng tức khó chịu nơi đầu mũi. Việc đặt chất liệu cấy ghép có kích thước không phù hợp hoặc quá cứng khiến da mũi mỏng dần, dẫn đến tình trạng thủng đầu mũi và sụn cấy ghép từ từ bị lồi hẳn ra ngoài.

Điều trị các biến chứng sau nâng mũi bằng cách nào

Tất cả các trường hợp mũi biến chứng muốn khắc phục đều phải trải qua tái phẫu thuật mũi để cải thiện. Quy trình tái phẫu thuật bao gồm:

  • Thay đổi kích thước/chất liệu hoặc tháo gỡ hoàn toàn vật liệu nâng hiện tại
  • Vệ sinh làm sạch khoang mũi trong trường hợp bị nhiễm trùng
  • Giải phóng sẹo xấu
  • Điều chỉnh lại dáng mũi, cấy ghép vật liệu mới sau khi mũi đã ổn định
  • Cấy ghép mô nếu cần thiết
khắc phục các biến chứng sau nâng mũi

Đối với trường hợp mũi bị nhiễm trùng nặng, mất cấu trúc, mũi sửa nhiều lần hoặc người bị dị ứng với sụn nhân tạo… bác sĩ sẽ chỉnh sửa bằng phương pháp Nâng mũi cấu trúc sụn sườn. Đây là phương pháp nâng mũi sở hữu khả năng khắc phục mọi khuyết điểm đồng thời có độ an toàn cao nhờ sử dụng vật liệu sụn sườn tự thân. Mang lại dáng mũi đẹp tự nhiên, an toàn và bền vững.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn nhận biết và có cách xử lý tốt nhất trong trường hợp gặp phải những biến chứng sau nâng mũi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với bác sĩ Phương Trần để được tư vấn chi tiết hơn.

Xem thêm:

Cách lựa chọn địa chỉ khắc phục biến chứng mũi uy tín.

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo