Nâng mũi xong bị thấp: nguyên nhân và giải pháp là gì?

Nâng mũi xong bị thấp: nguyên nhân và giải pháp là gì?

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Nâng mũi xong bị thấp: nguyên nhân và giải pháp là gì?
Nâng mũi xong bị thấp: nguyên nhân và giải pháp là gì?

Sau khi lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi để cải thiện những khuyết điểm ở mũi của mình thì chắc chắn ai cũng mong muốn được sở hữu một chiếc mũi cao đẹp ưng ý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp với những lý do khác nhau khiến kết quả nâng mũi không được cao như ý muốn khiến nhiều người cảm thấy hoang mang không biết phải giải quyết ra sao. Vậy nâng mũi xong bị thấp phải điều chỉnh bằng cách nào?

Tại sao nâng mũi xong bị thấp?

Nâng mũi xong bị thấp không phải là một biến chứng khi phẫu thuật thẩm mỹ nên bạn sẽ không cần phải quá lo lắng về yếu tố sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi bỏ ra thời gian và tiền bạc để thực hiện nâng mũi nhưng kết quả nhận được lại không được cao như ý muốn khiến nhiều bạn cảm thấy thất vọng và chán nản. Vậy nguyên nhân nâng mũi xong bị thấp là do đâu?

Tại sao nâng mũi xong bị thấp?

Trình độ bác sĩ: một bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ có thể biết được việc tiến hành nâng mũi cần đáp ứng những điều kiện gì để khách hàng có được dáng mũi như mong muốn. Bao gồm kinh nghiệm trong việc lựa phương pháp nâng mũi, chất liệu sụn cấy ghép nâng mũi để phù hợp với tình trạng hiện tại của khách hàng. Nếu như thực hiện nâng mũi tại những địa chỉ không uy tín thì chẳng những không có được dáng mũi vừa ý, nâng mũi xong bị thấp mà bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với các yếu tố xảy ra biến chứng tiềm ẩn khác.

Xem thêm: Mũi đẹp bền vững với nâng mũi sụn sườn toàn phần

Do phương pháp nâng mũi: không phải phương pháp nâng mũi nào cũng mang đến một dáng mũi cao Tây như ý muốn, vì thế nên đã khiến nhiều bạn cảm thấy hụt hẫng khi thấy kết quả nâng mũi xong bị thấp. Đối với các phương pháp nâng mũi sử dụng sụn tự thân, điển hình như nâng mũi sụn sườn toàn phần thì độ cao sống mũi chỉ ở mức cao thanh tự nhiên, phù hợp với nét đẹp tiêu chuẩn Á Đông. Do phần sụn sườn lấy ra từ cơ thể có giới hạn và cũng không thể đặt một phần sụn sườn có kích thước quá to trên sống mũi vì dễ gây biến chứng nên nếu bạn muốn một dáng mũi cao ấn tượng thì không nên lựa chọn nâng mũi sụn sườn toàn phần.

Da mũi quá mỏng: đối với những trường hợp khách hạn sở hữu phần da mũi quá mỏng thì buộc bác sĩ sẽ phải lựa chọn phần sụn cấy ghép có độ cao vừa phải để nâng mũi. Khi da mũi mỏng mà vẫn muốn nâng cao sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như đỏ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi, lộ sống,…Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì hãy chấp nhận sở hữu một dáng mũi cao tự nhiên, hài hòa thay vì mong muốn một dáng mũi cao nhưng đổi lại nhiều rủi ro không đáng có.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lựa chọn nâng mũi quá cao vì nâng mũi vẫn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, xem thêm tại đây.

Nếu nâng mũi xong bị thấp thì phải làm sao?

Nếu nâng mũi xong bị thấp thì phải làm sao?

Trừ trường hợp da mũi mỏng sẽ không thể tạo được một dáng mũi mới có sống mũi cao hơn thì những trường hợp khác bạn đều có thể liên hệ với bác sĩ để tháo chất liệu sụn và nâng lại một chiếc mũi mới. Bác sĩ chỉ cần tạo một vết rạch nhỏ trong mũi, rút phần sụn đã cấy ghép ra, tạo hình chất liệu sụn khác có kích thước phù hợp hơn để tiến hành nâng mũi.

Tuy nhiên, bạn phải cần lưu ý lựa chọn những bác sĩ đáng tin cậy để thực hiện việc nâng lại mũi vì đối với mũi đã nâng đi nâng lại nhiều lần thì nguy cơ xảy ra biến chứng là rất cao, không chỉ trong quá trình phẫu thuật mà ngay cả sau khi phẫu thuật nâng mũi xong.

Xem thêm: Nâng mũi bị sưng mắt có phải là hiện tượng bình thường không?

2/5 (1 Review)
Contact Me on Zalo