Nâng mũi sụn tự thân và những điều bạn nên biết

Nâng mũi sụn tự thân và những điều bạn nên biết

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Nâng mũi sụn tự thân và những điều bạn nên biết
Nâng mũi sụn tự thân và những điều bạn nên biết

Phẫu thuật nâng mũi sụn tự thân luôn được ưa thích, thậm chí đã trở thành xu hướng làm đẹp đạt tiêu chí an toàn mà nhiều người tin tưởng lựa chọn. Có rất nhiều câu hỏi cũng về phương pháp làm đẹp này, trong đó nhiều nhất là câu hỏi: Có bao nhiêu loại sụn tự thân và nên áp dụng loại nào. Cùng tham khảo bài viết bạn nhé!

Nâng mũi sụn tự thân là gì?

Nâng mũi sụn tự thân và những điều bạn nên biết

Sụn tự thân là sụn được lấy trực tiếp từ các bộ phận ở trong cơ thể người nâng mũi. Sụn tự thân sẽ được cấy và ghép vào mũi để nâng cao sống mũi hoặc tạo hình đầu mũi.

Có bao nhiêu loại sụn tự thân dùng trong nâng mũi?

Hiện nay có 4 loại sụn tự thân thường dùng nhất trong nâng mũi. Và việc lựa chọn loại sụn tự thân nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng từng khách hàng và phương pháp nâng mũi

1.Sụn sườn

Nâng mũi sụn tự thân và những điều bạn nên biết

Đây được coi là vật liệu “vua” trong các sụn tự thân. Vượt trội nhất là trong các trường hợp cần chỉnh sửa mũi hỏng, khi sụn vách ngăn và sụn tai đã không còn nhiều hoặc khi dị ứng vật liệu nhân tạo.

Đây cũng là loại sụn đa năng nhất, có thể được dùng cho toàn bộ vùng mũi từ sống đến đầu mũi.

Sụn sườn nâng mũi có thể lấy ở 1 trong 3 vị trí xương sườn số 6,7 hoặc 8 ở bên ngực phải. Vị trí rạch da để lấy sụn sẽ nằm ở ởnếp gấp dưới ngực.

Ưu điểm:

-Sụn sườn tự tái tại như cũ sau 1-2 tháng.

-Sụn to, dài , dày nhất trong các vật liệu. Có thể làm cho toàn bộ mũi chỉ với 1 đoạn sụn sườn duy nhất trên cơ thể bệnh nhân.

-Sụn sườn vốn cứng chắc hơn các sụn khác. Do đó, có thể dựng trụ cao và bật hơn.

-Sụn sườn hầu như rất ít tiêu nên giữ được kết quả lâu bền với thời gian.

-Lấy xương sườn nhẹ nhàng và ít đau hơn bạn nghĩ. Sau thực hiện chỉ có cảm giác hơi thốn nhẹ như tập thể dục quá sức trong 2 ngày đầu.

-Đường rạch mảnh như sợi chỉ và mờ dần khó thấy theo thời gian.

-Là lựa chọn tuyệt vời cho ai thích an toàn tuyệt đối, không cần lo lắng biến chứng dị ứng đồ nhân tạo.

Nhược điểm:

-Chi phí cao hơn các dòng sụn khác.

-Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao.

2.Sụn vách ngăn

Nâng mũi sụn tự thân và những điều bạn nên biết

Là loại sụn ngăn cách giữa hai bên lỗ mũi. Sụn vách ngăn chủ yếu được sử dụng để kéo dài mũi hếch hoặc tăng cao độ nhô đầu mũi và dựng trụ mũi.

Ưu điểm:

-Có độ dày và độ cứng lý tưởng, hiếm khi bị cong vênh hay biến dạng.

-Sụn vách ngăn có đặc điểm thẳng nhưng vẫn có độ mềm mại nhất định so với sụn tai.

-Lấy sụn vách ngăn thông qua đường rạch nâng mũi luôn, do đó không cần thêm đường rạch ở vị trí khác, quá trình hồi phục nhẹ nhàng.

-Có thể tận dụng khắc phục tình trạng lệch vách ngăn mũi.

Nhược điểm:

– Sụn vách ngăn thường nhỏ, chiều dài vừa phải và yếu (không dài, chắc như sụn sườn), do đó lượng sụn có thể lấy sẽ không nhiều. Vì thế có thể phải hỗ trợ bằng vách ngăn nhân tạo hoặc sụn khác trong một số trường hợp.

-Đòi hỏi kỹ thuật lấy sụn vách ngăn tốt, để đảm bảo vách ngăn còn lại vẫn giữ được sự ổn định, chắc chắn.

3.Sụn tai

Nâng mũi sụn tự thân và những điều bạn nên biết

Sụn tai là loại sụn phổ thông nhất hay được sử dụng trong các phương pháp nâng mũi.

Được lấy ở xoăn trên tai và xoăn dưới tai, qua đường rạch ở mặt trước hoặc mặt sau tai tùy trường hợp.

Sụn tai có thể được sử dụng để ghép ở đầu mũi, tăng độ vun cao và kéo dài đầu mũi.

Ưu điểm:

-Có đặc tính cong, dễ uốn nắn nên khi bọc đầu mũi sẽ có độ uốn tự nhiên, không gây bào mòn da đầu mũi.

-Khắc phục nguy cơ bóng đỏ, lộ sụn đầu mũi.

– Làm lớp ngăn cách giữa sụn nhân tạo đặt sống với da thật, tạo độ mềm mại, tự nhiên.

 Nhược điểm:

-Sụn tai chỉ có thể được sử dụng cho phần đầu mũi, nên vẫn cần sụn nhân tạo cho sống mũi, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn nếu cần dựng trụ mũi.

-Sụn tai sau khi lấy đi sẽ mất hẳn, vì thế với những trường hợp không may cần chỉnh sửa mũi hỏng sẽ bị thiếu sụn.

-Sụn tai có thể bị co rút 1 chút theo thời gian.

4.Sụn cân cơ thái dương

Nâng mũi sụn tự thân và những điều bạn nên biết

Sụn cân cơ thái dương được lấy từ chính vùng thái dương của bạn. Loại sụn này chính là lớp tế bào trắng bao quanh các lớp cơ ở dưới da ở vùng thái dương. Sụn cân cơ thái dương đặc biệt phù hợp để bọc đầu mũi do loại sụn này rất mền và thẳng.

Lấy sụn này phức tạp nhất. Bác sĩ sẽ tạo một vết mổ nhỏ nằm sâu trong phần tóc ngay trên đầu để lấy số lượng sụn theo nhu cầu cần sử dụng. Tuy sẹo được giấu kỹ trong tóc nhưng việc rạch da trên vùng đầu có thể có nhiều nguy cơ. Do vậy, phương pháp này ít được sử dụng.

Tùy tình trạng mũi, bác sĩ sẽ tìm ra giải pháp thích hợp nhất. Bác sĩ Phương Trần với chứng chỉ hàng nghề minh bạch cũng sẽ trực tiếp thực hiện cho bạn, với chế độ bảo hành uy tín.

Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn địa chỉ phẫu thuật mũi uy tín

0/5 (0 Reviews)