Nâng mũi cấu trúc sụn tự thân hay dùng Megaderm để bọc đệm đầu mũi sẽ sáng suốt hơn? Phương pháp nào thật sự giúp bạn có dáng mũi mềm mại? Làm sao để biết được bản thân hợp với dòng vật liệu nào? Tới đâu để có những tư vấn chuyên sâu giá trị?
Tất cả những thắc mắc tương tự kể trên sẽ nhanh chóng được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng đọc ngay để có thêm kinh nghiệm hay khi làm đẹp cho mũi.
Nâng mũi cấu trúc sụn tự thân: nên hay không?
Khá nhiều khách hàng hiện đang chọn nâng mũi cấu trúc sụn tự thân với hy vọng sở hữu dáng mũi mềm mại và tự nhiên. Vậy phương pháp này ưu việt đến mức nào? Nên chọn hay không? Để có câu trả lời chính xác, trước tiên bạn cần nắm rõ các ưu nhược điểm của kỹ thuật kể trên. Theo đó:
Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc sụn tự thân là gì?
Nâng mũi cấu trúc sụn tự thân trong trường hợp này được hiểu là kỹ thuật sử dụng 100% sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn để tái lập cấu trúc mũi. Theo đó, hình thức kể trên mang tới những điểm cộng sau đây:
- Sụn tự thân là vật liệu từ cơ thể khách hàng hoặc người hiến tặng đã qua xử lý. Nó có độ tương thích lớn khi cấy ghép vào cấu trúc mũi. Vì thế, dấu hiệu đào thải sụn, hở lộ vật liệu nâng chỉnh mũi được kiểm soát chặt chẽ.
- Dùng sụn sườn để dựng trụ và kéo dài, nâng cao sống mũi là biện pháp lý tưởng. Nó giúp quý vị có form mũi bền chắc, tránh lệch vẹo hiệu quả. Mặt khác dòng vật liệu này còn rất cứng, chắc nên duy trì được vẻ đẹp của tướng mũi dài lâu như ý.
- Riêng sụn vành tai có đặc điểm mỏng, mịn, mượt còn giúp chóp mũi tròn trịa, có những đường cong rất thật mắt. Tấm đệm này còn bảo vệ da mũi vốn mỏng manh, nhạy cảm tránh xa dấu hiệu bị trầy đỏ hoặc rách.
Như vậy có thể thấy dùng sụn tự thân an toàn, mang tới vẻ đẹp tự nhiên vượt trội cho khách hàng khi thẩm mỹ mũi.
Nâng mũi cấu trúc sụn tự thân dùng sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn để tái lập cấu trúc mũi
Nhược điểm của nâng mũi cấu trúc sụn tự thân là gì?
Song song với đó dùng sụn tự thân nâng mũi cũng tồn tại một số điểm trừ sau:
- Số lượng sụn tự thân không nhiều nên chưa phù hợp với những ca cần nâng chỉnh mũi phức tạp, cần nhiều vật liệu.
- Lạm dụng sụn tự thân dễ gây co ngót vì hệ thống mạch máu và mô xương vùng mũi không đủ dưỡng chất để duy trì hình thái ban đầu của chúng. Đồng thời sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng.
- Không phải khách hàng nào cũng thích hợp dùng phương pháp nâng mũi sụn tự thân. Một số người có sụn tự thân chưa đảm bảo chất lượng, không đạt tiêu chuẩn không thể lựa chọn kỹ thuật này.
- Bác sĩ buộc phải bóc tách nhiều nơi trên cơ thể bạn để có được sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn. Vì thế chúng ta chịu nhiều xâm lấn, tổn thương, quá trình liền sẹo diễn ra lâu hơn.
Do đó, nâng mũi sụn tự thân khá phức tạp, yêu cầu cao về kỹ thuật. Vì thế mà thời gian của ca tiểu phẫu dài hơn và chi phí nâng mũi cấu trúc dòng này cũng cao hơn.
Xem thêm: Quy trình nâng mũi sụn tự thân diễn ra như thế nào?
Nâng mũi cấu trúc sụn tự thân khá phức tạp, yêu cầu cao về kỹ thuật
Nâng mũi cấu trúc bọc sụn nhân tạo là gì?
Vậy nên nâng mũi cấu trúc sụn tự thân hay bọc sụn nhân tạo? Câu hỏi này khá nhiều người đang băn khoăn muốn biết. Hiện nay ngoài sụn vành tai, Megaderm được nhiều người cơ sở thẩm mỹ sử dụng hơn cả. Dòng này được tách chiết từ tế bào biểu bì người.
Nhờ công nghệ AlloClean, các kháng nguyên và tế bào vỡ được loại bỏ. Vì thế, vật liệu có tính tương thích trên 95% với cơ thể con người. Đồng thời, nhờ đặc điểm mềm, mịn, mỏng, mượt, Megaderm cũng làm rất tốt vai trò bọc đệm, nâng cao và kéo dài vùng đầu mũi.
Thật khó để trả lời nên chọn sụn tự thân hay Megaderm. Bởi rõ ràng sụn vành tai có độ tương thích rất lớn và an toàn vượt trội hơn cả. Trong khi đó, Megaderm lại không co ngót, bền lâu đáng ngưỡng mộ.
Nhờ công nghệ AlloClean, các kháng nguyên và tế bào vỡ được loại bỏ giúp Megaderm có độ tương thích lớn
Vì thế, để biết vật liệu nào hợp với bản thân, bạn nên hỏi bác sĩ có kiến thức chuyên sâu. Căn cứ vào đặc điểm dáng mũi cũng các đặc điểm cụ thể của quý vị, chuyên gia sẽ có giải pháp thông minh nhất. Bản thân bác sĩ Trần Phương- một người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi luôn đánh giá cao sự kết hợp cả sụn tự thân và sụn nhân tạo.
Nhờ thế mà các yếu điểm của từng dòng được triệt tiêu hiệu quả. Trong khi đó những thế mạnh hiếm có của mỗi vật liệu vẫn được giữ lại. Nhờ vậy khách hàng có dáng mũi mềm mại và tự nhiên thấy rõ.
Hi vọng, với những chia sẻ vừa rồi, bạn sẽ biết giữa nâng mũi cấu trúc sụn tự thân và sụn nhân tạo thì nên chọn vật liệu nào phù hợp. Nếu cần thêm thông tin, hãy kết nối với Drphuongtran.vn ngay sau bài viết này. Những tư vấn chuyên sâu từ Dr Phương Trần sẽ không làm quý vị lãng phí thời gian vô ích!