Mũi thấp tẹt là một trong những nhược điểm thường gặp của gương mặt Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam. Do đó, nâng mũi thường là lựa chọn phổ biến của nhiều người khi có ý định thay đổi diện mạo. Bên cạnh nâng mũi bằng sụn nhân tạo, sụn tự thân cũng được yêu thích bởi tính an toàn cao. Trong đó nâng mũi cấu trúc sụn sườn và sụn tai thường khiến khách hàng phân vân khi lựa chọn. Vậy làm sao để phân biệt và nên chọn sụn sườn và sụn tai khi nâng mũi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn và sụn tai có gì giống nhau?
Sụn sườn và sụn tai đều là sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể khách hàng, có độ tương thích 100%, không gây dị ứng và đào thải vật liệu. Hai loại sụn này thường được sử dụng để dựng trụ mũi và bọc đầu mũi trong nâng mũi cấu trúc. Nhằm giúp nâng cao, chỉnh sửa đầu mũi và bảo vệ mũi khỏi tình trạng bóng đỏ, lộ sống.
Lấy sụn tai hay sụn sườn đều hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng của tai và lồng ngực. Kỹ thuật lấy sụn sườn và sụn tai để nâng mũi đều là kỹ thuật thẩm mỹ hiện đại, đem lại kết quả thẩm mỹ cao.
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn và sụn tai khác nhau những gì?
Nâng mũi sụn tai
Sụn tai được lấy ở sụn vành tai với kích thước từ 1-2cm. Việc lấy sụn tai hoàn toàn không ảnh hưởng đến hình dáng của tai. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, nâng mũi bằng sụn tai là phương pháp an toàn và thường được sử dụng phổ biến.
Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc sụn tai:
- Sụn tai có độ cong mềm mại, thích hợp để bọc và bảo vệ đầu mũi.
- Vị trí lấy sụn dễ dàng
- Thời gian lấy sụn ngắn, sụn được lấy nhanh chóng và nhẹ nhàng
- Không để lại sẹo xấu, sẹo lấy sụn thường khó thấy
Nhược điểm:
- Sụn tai chỉ dùng để bọc đầu mũi
- Sụn tai sau khi lấy sẽ không thể phục hồi lại như cũ
- Kết cấu sụn tai khá yếu nên không dùng để dựng trụ mũi
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn
Nâng mũi bằng sụn sườn là phương pháp sử dụng sụn sườn từ chính cơ thể khách hàng để chỉnh sửa mũi. Sụn sườn thường được lấy ở vị trí xương sườn thứ 6 hoặc 7. Sụn lấy đi sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc chức năng của lồng ngực
Ưu điểm nâng mũi sụn sườn:
- Sụn sườn có tính chắc khỏe phù hợp để làm trụ mũi và cũng có thể kéo dài đầu mũi.
- Ngoài ra, nếu đạt đủ tiêu chuẩn, sụn sườn cũng có thể dùng để nâng cao sống mũi và bọc bảo vệ đầu mũi.
- Sụn sườn sau nâng có thể liên kết tốt với mô và mạch máu vùng mũi, tạo ra dáng mũi đẹp tự nhiên và bền vững
- Sụn sườn khi lấy đi có thể phục hồi trở lại sau một thời gian nhất định
- Sẹo lấy sụn có thể dễ dàng giấu đi
Nhược điểm:
- Nâng mũi sụn sườn là phương pháp phức tạp đòi hỏi tính chuyên môn và thời gian thực hiện lâu.
- Người áp dụng phải có sức khỏe tốt và đủ lượng sụn sườn đạt chuẩn
- Chi phí nâng mũi sụn sườn khá cao.
Nên lựa chọn nâng mũi cấu trúc sụn sườn hay sụn tai?
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn và sụn tai đều là phương pháp nâng mũi hiện đại có tính an toàn cao. Tùy thuộc vào điều kiện sụn, tình trạng mũi và nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng sụn sườn, sụn tai hoặc thậm chí phổi hợp cả 2 loại sụn để nâng mũi.
Tuy nhiên, khác với nâng mũi sụn tai. Nâng mũi sụn sườn là một phương pháp khó cần thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn, có kinh nghiệm và trong điều kiện đảm bảo.
Số lượng nâng mũi sụn sườn do Bác sĩ Trần Phương thực hiện đã lên đến con số hàng nghìn ca. Nâng mũi sụn sườn Dr. Trần Phương luôn cam kết mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Ê-kíp bác sĩ Trần Phương nâng mũi sụn sườn không chỉ chú trọng đến kỹ thuật nâng mũi mà còn đặc biệt quan tâm đến tất cả các khâu còn lại như gây mê, lấy sụn sườn và luôn đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối trong quá trình phẫu thuật. Đây là một trong những địa chỉ nâng mũi sụn sườn bạn có thể tham khảo khi quyết định lựa chọn phương pháp này.
Xem thêm