Nâng mũi bị tụ dịch là gì? Nguyên nhân có thể bạn chưa biết

Nâng mũi bị tụ dịch là gì? Nguyên nhân có thể bạn chưa biết

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Nâng mũi bị tụ dịch là gì? Nguyên nhân có thể bạn chưa biết
Nâng mũi bị tụ dịch là gì? Nguyên nhân có thể bạn chưa biết

Nâng mũi bị tụ dịch là một trong những hiện tượng không hiếm gặp sau khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Trong hầu hết các trường hợp thì đây không phải là một biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này vẫn khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Vậy nâng mũi bị tụ dịch là gì? Làm cách nào để giảm tình trạng tụ dịch sau nâng mũi?

Nâng mũi bị tụ dịch là gì?

Nâng mũi bị tụ dịch là gì?

Khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách tạo khoang mũi để đưa vật liệu cấy ghép vào. Quá trình bóc tách này đồng thời kết hợp với các loại thuốc sẽ gây tổn thương, ít nhiều khiến các mạch máu bị vỡ chảy tràn ra các mô khu vực xung quanh dẫn đến tình trạng sưng, bầm và tụ dịch sau khi nâng mũi.

Tình trạng này không xuất hiện ở tất cả mọi người và nếu có xảy ra thì sẽ nhanh chóng giảm dần trong vòng vài ngày sau phẫu thuật nên bạn không cần phải quá lo lắng khi gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng tụ dịch, sưng đau, chảy mủ kéo dài với mức độ ngày càng tăng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể xem xét và điều trị, rất có thể mũi đã bị nhiễm trùng.

Xem thêm: Mũi đẹp bền vững với nâng mũi sụn sườn toàn phần

Nguyên nhân khiến nâng mũi bị tụ dịch

– Tay nghề của bác sĩ: nếu thực hiện nâng mũi ở những địa chỉ kém chất lượng, bác sĩ phẫu thuật không có đủ kỹ năng chuyên môn sẽ làm nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm xảy ra cao hơn. Những bác sĩ giỏi sẽ biết cách thực hiện phẫu thuật sao cho có thể hạn chế thấp nhất những rủi ro cũng như tránh làm tổn thương quá nhiều lên vùng mũi.

– Cơ địa: tình trạng nâng mũi bị tụ dịch có thể do cơ địa của mỗi người, có nhiều trường hợp cơ thể dễ bị tụ máu bầm nhưng cũng có nhiều người hoàn toàn không có hiện tương sưng bầm sau nâng mũi. Một trong những nguyên nhân khác xuất phát từ cơ địa chính là dị ứng chất liệu sụn nâng mũi. Trường hợp này không chỉ gây tụ dịch, viêm nhiễm mà còn dẫn đến nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: Nâng mũi bị chảy máu xuất phát từ nguyên nhân gì?

Cách xử lý khi nâng mũi bị tụ dịch

Cách xử lý khi nâng mũi bị tụ dịch

Mặc dù nâng mũi bị tụ dịch không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng vẫn khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, lo lắng. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên:

Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Sau khi nâng mũi, bạn sẽ được bác sẽ kê một số loại thuốc giúp mang đến hiệu quả trong quá trình lành vết thương cũng như phòng tránh nhiễm trùng. Hãy tuân thủ một cách nghiêm ngặt về số lượng cũng như thời gian uống thuốc để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Giữ vệ sinh, tránh sờ nắn: nhiều người sau khi nâng mũi thường có thói quen sờ nắn vào mũi. Bạn tuyệt đối không nên làm như vậy vì rất dễ dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng nếu tay không sạch. Đồng thời nên chú ý vệ sinh vết thương thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn để phòng tránh và giảm thiểu được nguy cơ biến chứng.

Hút dịch: đối với những trường hợp nâng mũi bị tụ dịch nhiều và mũi sưng nề không giảm thì bác sĩ sẽ chỉ định hút dịch trong mũi. Đây là một thủ thuật đơn giản để loại bỏ những chất dịch ứ đọng bên trong khoang mũi, việc tiến hành diễn ra nhanh chóng và không có bất kỳ một rủi ro nào

Sau khi nâng mũi sẽ mất khoảng một tuần để vết thương lành và cắt chỉ. Tuy nhiên, nếu tình trạng tụ dịch kéo dài mà không có các biện pháp xử lý sẽ khiến vết thương lâu lành cũng như tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển dễ dẫn đến nhiễm trùng sau nâng mũi.

Xem thêm: Có thể sửa mũi bị hếch hay không? Sửa mũi bị hếch ở đâu?

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo