Nâng mũi bị sưng khi nào thì bình thường, khi nào là nguy hiểm?

Nâng mũi bị sưng khi nào thì bình thường, khi nào là nguy hiểm?

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Nâng mũi bị sưng khi nào thì bình thường, khi nào là nguy hiểm?
Nâng mũi bị sưng khi nào thì bình thường, khi nào là nguy hiểm?

Sau khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi thì tình trạng sưng và đau nhức là những biểu hiện chắc chắn sẽ gặp phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng nâng mũi bị sưng và đau nhức lại là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng nhau tìm hiểu để bạn có thể an tâm hơn đối với những biểu hiện sưng thông thường và có cách xử lý kiếm thời nếu như rơi vào trường hợp gặp biến chứng.

Nâng mũi bị sưng, bầm

Sưng bầm và đau nhức là những hiện tượng khó tránh khỏi sau khi thực hiện phẫu thuật chứ không riêng gì đối với nâng mũi. Do khi nâng mũi, bác sĩ sẽ phải bóc tách khoang mũi để đưa vật liệu vào dẫn đến tổn thương các mô ở khu vực này gây nên tình trạng sưng tấy. Thông thường, các biểu hiện đau nhức sẽ giảm sau 1-2 ngày và các biểu hiện sưng sẽ giảm đáng kể sau ngày thứ 3 trở đi nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Nâng mũi bị sưng, bầm

Nâng mũi bị sưng có tụ dịch

Tụ dịch vùng mũi cũng là một trong những tình trạng có thể gặp phải sau khi nâng mũi. Nguyên nhân cũng do việc tổn thương từ dao kéo và sử dụng các loại thuốc trong quá trình phẫu thuật. Hiện tượng tụ dịch nhìn chung không nguy hiểm vì sẽ giảm dần sau vài ngày, nếu sau khoảng thời gian đó mà tình trạng tụ dịch vẫn còn thì bạn có thể đến gặp bác sĩ để tiến hành hút dịch ra bên ngoài. Thủ thuật này khá đơn giản và không có nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro.

Nâng mũi bị sưng, tụt sụn, lộ sống

Nâng mũi bị sưng, tụt sụn, lộ sống

Đây có thể là những dấu hiệu của tình trạng đào thải vật liệu cấy ghép. Khi cơ thể không tương thích với các chất liệu nhân tạo ngoại lai từ bên ngoài đưa vào cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như sưng, đau nhức, sống mũi và đầu mũi căng đỏ,…nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng thủng đầu mũi hoặc nhiễm trùng. Khi gặp phải các hiện tượng này thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để tháo bỏ toàn bộ chất liệu sụn đã cấy ghép vào trong mũi và tiến hành sử dụng loại chất liệu khác lành tính để nâng mũi mới.

Xem thêm: Mũi đẹp bền vững với nâng mũi sụn sườn toàn phần

Nâng mũi bị sưng đỏ, chảy mủ, có thể kèm sốt

Nếu sau khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày mà các dấu hiệu sưng, bầm, tấy đỏ không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trở nên trầm trọng hơn thì sẽ không còn là dấu hiệu bình thường. Đối với trường hợp này thì bạn nên liên hệ với bác để có thể kịp thời xử lý vì nguy cơ cao là mũi đã bị nhiễm trùng. Việc nhiễm trùng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như tay nghề của bác sĩ, quy trình phẫu thuật không được vô khuẩn, việc chăm sóc tại nhà không đảm bảo vệ sinh hoặc do không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về uống thuốc và sinh hoạt.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nâng mũi bị sưng. Mặc dù là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị tổn thương sau phẫu thuật nhưng nếu nâng mũi bị sưng xuất hiện kèm nhiều dấu hiệu bất thường khác thì bạn nên chú ý tìm gặp bác sĩ để có được hướng xử lý an toàn nhất.

Xem thêm: Nâng mũi bị tụ dịch là gì? Nguyên nhân có thể bạn chưa biết

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo