4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến khiến nâng mũi bị nhức

4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến khiến nâng mũi bị nhức

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • 4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến khiến nâng mũi bị nhức
4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến khiến nâng mũi bị nhức

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bất cứ ai cũng mong muốn mình sở hữu một dáng mũi đẹp như ý và không gặp phải bất kỳ biến chứng nào. Tâm lý trước và sau khi nâng mũi của hầu hết mọi người là thường rất lo lắng, không biết các biểu hiện mình đang gặp phải có bình thường hay không. Trong đó, nâng mũi bị nhức luôn là vấn đề mà ai cũng gặp phải và không thể không nhắc đến. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nâng mũi bị nhức.

Tổn thương do dao kéo

Dù là phương pháp nâng mũi hay phức tạp thì cũng sẽ không thể tránh khỏi những tổn thương do dao kéo gây ra. Khi tiến hành nâng mũi, bác sĩ sẽ phải tiến hành bóc tách khoang mũi để có thể đưa vật liệu cấy ghép vào nâng cao sống mũi. Chưa kể các phương pháp đòi hỏi kỹ thuật phức tạp như nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi sụn sườn thì mức độ tổn thương gây ra sẽ nhiều hơn vì những phương pháp nâng sẽ can thiệp sâu vào toàn bộ cấu trúc mũi.

Đây là một dấu hiệu bình thường sau khi phẫu thuật nâng mũi và sẽ giảm dần sau vài ngày nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Nhiễm trùng khiến nâng mũi bị nhức

Nhiễm trùng khiến nâng mũi bị nhức

Nếu như tình trạng nâng mũi bị nhức không có dấu hiệu thuyên giảm và gây sưng đau kéo dài, đi kèm với chảy mủ có mũi hôi thì có nhiều khả năng mũi đã bị rơi vào tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân của biến chứng này là do tay nghề của bác sĩ kém, địa chỉ nâng mũi không uy tín hoặc môi trường và các trang thiết bị trong quá trình phẫu thuật không được xử lý vô trùng một cách triệt để gây nên.

Nếu nâng mũi bị nhức do nhiễm trùng thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp và khắc phục kịp thời. Thông thường, trong trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành tháo toàn bộ vật liệu đã cấy ghép vào mũi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: Mũi đẹp bền vững với nâng mũi sụn sườn toàn phần

Chăm sóc, sinh hoạt

Một trong những nguyên nhân được nhắc đến rất nhiều chính là vấn đề chăm sóc và thói quen sinh hoạt sau khi phẫu thuật. Nếu bạn không kiêng cử các loại thực phẩm như nếp, rau muống, thịt gà, hải sản,…thì sẽ rất dễ bị đau nhức vết thương kéo dài, đi kèm với chảy mủ khiến vết thương lâu lành hơn. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh và thói quen sinh hoạt cũng phải được chú ý, tránh gây tác động mạnh vào mũi, sẽ khiến tình trạng sưng đau, tấy đỏ kéo dài.

Đối với những trường hợp chưa xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm hoặc các triệu chứng nhẹ thì bạn chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Còn nếu trường hợp mũi bị sưng, đau nhức nhiều, chảy nhiều mũ thì sẽ phải tháo chất liệu sụn để cấy ghép ra bên ngoài.

Đào thải vật liệu cấy ghép

Đào thải vật liệu cấy ghép

Đây được xem là nguyên nhân có thể nói là hoàn toàn do cơ địa. Ở một số trường hợp, cơ địa sẽ tự đào thải các loại vật liệu sụn nhân tạo được cấy ghép từ bên ngoài vào gây nên tình trạng đau nhức, mũi bị đỏ và tụt sụn. Tình trạng này xảy ra không phổ biến và thời điểm gặp phải ở từng người cũng không giống nhau, có người nhanh chóng xảy đến ngay sau phẫu thuật nhưng cũng có người phải đến vài năm sau mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Khi bị đào thải vật liệu thì bác sĩ sẽ tiến hành thay thế vật liệu nâng mũi khác phù hợp hơn. Trong trường hợp này, những chất liệu sún tự thân sẽ là sự ưu tiên hàng đầu để thực hiện phẫu thuật.

Nâng mũi bị nhức sẽ tùy vào nguyên nhân và mức độ mà bác sĩ sẽ có những hướng xử lý khác nhau. Điều quan trọng là bạn hãy tìm hiểu địa chỉ nâng mũi uy tín cũng như lựa chọn phương pháp nâng mũi thích hợp để phòng tránh được các biến chứng này, giúp bạn không còn cảm thấy hoang mang, lo lắng sau khi nâng mũi.

Xem thêm: Nâng mũi bị viêm phải làm sao? Đâu là nguyên nhân?

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo