4 dấu hiệu nâng mũi bị mưng mủ và cách khắc phục hiệu quả

4 dấu hiệu nâng mũi bị mưng mủ và cách khắc phục hiệu quả

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • 4 dấu hiệu nâng mũi bị mưng mủ và cách khắc phục hiệu quả
4 dấu hiệu nâng mũi bị mưng mủ và cách khắc phục hiệu quả

Sau phẫu thuật nâng mũi, hầu hết mọi người đều gặp phải tình trạng sưng đau, bầm tím và chảy dịch. Tuy nhiên, có một tình trạng khiến nhiều người lo lắng chính là mũi bị mưng mủ. Vậy những dấu hiệu nâng mũi bị mưng mủ là gì? Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này như thế nào?

nâng mũi bị mưng mủ

4 dấu hiệu bị mưng mủ thường gặp nhất sau phẫu thuật nâng mũi

Những hiện tượng sưng bầm, đau nhức, chảy dịch thường sẽ giảm và cải thiện trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 ngày. Nếu nhưng tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần thì rất có thể mũi đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn với mũi bị mưng mủ và chảy dịch vàng, có mũi tanh. Khi rơi vào trường hợp này thì khả năng mũi đã bị nhiễm trùng là rất cao. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết mũi đã bị nhiễm trùng cũng như mũi bị mưng mủ.

Vết thường chảy dịch: Trong thời gian đầu sau khi nâng mũi, khi vết thương vẫn chưa lành thì ở một số người sẽ xuất hiện tình trạng chảy dịch. Tuy nhiên, nếu là dịch vàng, có kèm máu và mùi tanh tiếp tục chảy sau 2 đến 5 ngày thì đây là dấu hiệu của nâng mũi bị mưng mủ. Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để có thể đưa ra hướng xử lý kịp thời, tránh để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

4 dấu hiệu bị mưng mủ thường gặp nhất sau phẫu thuật nâng mũi

Ở khu vực mũi xuất hiện các vết đỏ nổi li ti và có xu hướng lan rộng thì tình trạng đã trở nên nặng hơn, mũi bị nhiễm trùng và để lâu sẽ bắt đầu bị hoại tự. Trong thời gian chăm sóc sau khi nâng mũi, bạn nên gửi những hình ảnh về sự bất thường cho bác sĩ để nhận được lời khuyên đúng lúc, tránh để diễn biến nặng rồi mới tìm gặp bác sĩ.

Mũi trở nên căng tức, nóng, đau nhức: Như đã nói trên, tình trạng đau nhức sẽ giảm sau 5 ngày, nếu tình trạng này kéo dài thì đó là triệu chứng của mũi bị mưng mủ hoặc mũi đã bị nhiễm trùng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà tình trạng đau, nhức sẽ khác nhau, nhưng sẽ luôn đi kèm cảm giác nóng ở khu vực nhiễm trùng.

Có thể bị sốt: Có nhiều trường hợp, không xử lý kịp thời việc nâng mũi bị mưng mủ hay mũi bị nhiễm trùng thì cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ. Đó là phản ưng của cơ thể khi bạn bị nhiễm trùng. Lúc này bạn nên cần được kê thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ để xử lý mũi bị nhiễm trùng.

Xem thêm biến chứng thường đi kèm với nâng mũi bị mưng mủ, tại đây.

Nguyên nhân của nâng mũi bị mưng mủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi bị nhiễm trùng, có cả chủ quan lẫn khách quan:

Địa chỉ nâng mũi không uy tín

Hiện nay có nhiều trung tâm thẩm mỹ mọc lên nhưng bác sĩ lại có tay nghề kém, trình độ chuyên môn không cao dẫn đến nhiều ca phẫu thuật mũi hỏng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người đi nâng mũi. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe trong quy trình thực hiện nâng mũi dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Do cơ địa

Một trong những vấn đề mà ngay cả bác sĩ cũng không thể tiên lượng trước trong nâng mũi chính là phản ứng của cơ thể đối với vật liệu nâng mũi. Có nhiều người đã nâng mũi sau một thời gian dài lại đột nhiên xuất hiện các dấu hiệu của đào thải vật liệu như mũi căng đỏ, sưng đau,…để lâu có thể khiến mũi bị nhiễm trùng. Đây là trường hợp hoàn toàn do cơ địa, có người sau nâng mũi một thời gian ngắn nhưng có người lại đến hàng chục năm.

Chăm sóc và thói quen sinh hoạt

nâng mũi bị mưng mủ

Việc chăm sóc sau nâng mũi có quyết định rất lớn trong kết quả nâng mũi. Việc nâng mũi bị mưng mủ có thể xảy ra nếu bạn có nhưng thói quen không tốt như thường xuyên ngoái mũi, ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như nếp, rau muống, hải sản,…hoặc các thói quen sinh hoạt gây tác động mạnh đến mũi. Nhiều trường hợp xảy ra hiện tượng mũi bị mưng mủ do bạn không uống đủ thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Cách xử lý tình trạng nâng mũi bị mưng mủ

Nguyên nhân của nâng mũi bị mưng mủ

Khi phát hiện những dấu hiệu mũi gặp bất thường, bên nên đến gặp bác sĩ ngay để tiến hành tháo toàn bộ vật liệu cấy ghép. Bác sĩ sẽ tiến hành rút sụn, làm sạch khoang mũi bằng dung dịch sát khuẩn và thuốc. Trong một số trường hợp nâng mũi phức tạp như nâng mũi cấu trúc thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy một lớp trung bì mỡ để tạm cấy ghép thay thế phần sụn được lấy ra nhằm tránh tình trạng co rút mũi hoặc lõm đầu mũi. Sau khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, khi mũi đã ổn định thì mới có thể tạo lại dáng mũi mới.

Tỷ lệ xảy ra biến chứng ở các phương pháp nâng mũi không giống nhau. Đối với phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo thì nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ cao hơn phương pháp nâng mũi sụn sườn tự thân. Do đó, bạn nên cân nhắc lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp để tránh được các biến chứng không mong muốn cũng như không còn nỗi lo nâng mũi bị mưng mủ.

Xem thêm: Có nguy cơ xảy ra biến chứng nâng mũi sụn sườn hay không?

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo