Nâng mũi bị hư và các biện pháp khắc phục

Nâng mũi bị hư và các biện pháp khắc phục

  • Home
  • -
  • Kinh nghiệm nâng mũi
  • -
  • Nâng mũi bị hư và các biện pháp khắc phục
Nâng mũi bị hư và các biện pháp khắc phục

Phẫu thuật nâng mũi ngày nay không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Bất kể đối với nam hay nữ, nâng mũi vẫn được xem là phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện toàn bộ diện mạo với chỉ với một thay đổi nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng cũng may mắn sở hữu được dáng mũi như ý sau nâng. Do lựa chọn nhầm cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín dẫn đến nâng mũi bị hư, dáng mũi lệch vẹo, thậm chí là nhiễm trùng.

Cùng Dr.Phương Trần tìm hiểu tường tận về các triệu chứng và cách sửa mũi hỏng tối ưu nhất để có được kết quả dáng mũi đẹp tự nhiên, an toàn lâu dài nhé.

Nhận biết các triệu chứng nâng mũi bị hư

Với tiến bộ trong kỹ thuật hiên nay, tỷ lệ biến chứng, hư hỏng sau nâng mũi thường rất thấp. Tuy nhiên, những trường hợp này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo cũng như sức khỏe của người nâng mũi.

Để phòng tránh những diễn biến xấu và khắc phục được tình trạng nâng mũi bị hư, bạn cần lưu ý những triệu chứng bất thường sau:

  • Chảy dịch nhiều và không giảm quá 2 ngày sau phẫu thuật
  • Sau phẫu thuật khoảng 2-3 ngày, dáng mũi méo mó không cân đối. Đồng thời xuất hiện vết thâm tím bất thường, thậm chí là đen. Những dấu hiệu này tiềm ẩn nguy cơ hoại tử da.
  • Mũi tấy đỏ, sưng bầm tím, thâm chí chảy máu dài ngày. Kéo theo là tình trạng mưng mủ, dịch có mùi hôi, co rút, đau nhức khó chịu trong khoảng 10 ngày sau phẫu thuật. Đây là các dấu hiệu của nhiễm trùng sau nâng mũi.
  • Tụ máu và dịch, đầu mũi bị bào mòn và có dấu hiệu thủng, mũi lệch do vật liệu không thể cố định: đây là biểu hiện của tình trạng dị ứng chất liệu nâng mũi.
  • Sau một thời gian nâng mũi, da đầu mũi có cảm giác căng tức, khó chịu, đầu mũi bóng đỏ và dáng mũi bị lệch.
  • Bên cạnh đó, bạn cần cảnh giác với một số biểu hiện bất thường sau phẫu thuật như: sốt đột ngột, tụ dịch, tấy đỏ hoặc đen một vùng da trên mũi, lệch vẹo…
Nâng mũi bị hư
Dáng mũi nâng bị hư biến dạng

Nguyên nhân nâng mũi bị hư

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi bị hỏng sau nâng. Trong đó có 3 nguyên nhân chính bạn có thể lưu ý để phòng tránh là:

Bác sĩ và ekip phẫu thuật có kỹ thuật kém

Bác sĩ thao tác không chuẩn cùng kỹ thuật không đúng khi thực hiện phẫu thuật sẽ gây ra tổn thương mô, thậm chí là biến dạng cấu trúc mũi như:

  • Áp dụng phương pháp không phù hợp với cơ địa người nâng mũi
  • Đặt sống quá nông khiến da mũi mỏng, sống không cố định
  • Động tác thô bạo khiến mô bị tổn thương, mũi bị méo.
  • Điêu khắc chất liệu quá ngắn hoặc dài khiến dáng mũi bị lệch, vẹo, tổn thương đầu mũi.

Quy trình nâng mũi không đạt chuẩn

Các sai sót trong quy trình nâng mũi sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người nâng mũi. Một số sai sót có thể gặp ở các cơ sở chất lượng kém như:

  • Thiết bị, dụng cụ, phục trang bác sĩ không vô trùng
  • Thiếu thiết bị, máy móc hỗ trợ cần thiết
  • Quy trình chăm sóc, nẹp mũi sau nâng không chuẩn
  • Đơn thuốc sau nâng không không đúng liều lượng

Nguyên nhân xuất phát từ người nâng mũi

  • Do khách hàng không thực hiện nghiêm túc chỉ định của bác sĩ sau nâng.
  • Áp dụng chế độ chăm sóc sai, uống thiếu hoặc quá liều thuốc đã kê
  • Cơ địa không phù hợp, không thích ứng với chất liệu sụn.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan khác như: khách hàng bị cảm, sốt sau phẫu thuật dẫn đến vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến mũi, ăn uống bị dị ứng hoặc do va chạm mạnh bên ngoài…

Cách khắc phục tình trạng nâng mũi bị hư

Để sửa mũi hỏng sau nâng, trước tiên bạn cần thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng cũng như nguyên nhân biến chứng,… từ đó đưa ra phương pháp khắc phục chính xác.

Với các trường hợp đơn giản, bác sĩ có thể giải quyết bằng cách thay đổi vật liệu nâng mũi phù hợp.

Với trường hợp mũi phức tạp, cần tháo gỡ vật liệu nâng, vệ sinh làm sạch, đợi mũi ổn định một thời gian rồi mới có thể chỉnh sửa lại bằng phương pháp Nâng mũi sụn sườn tự thân. Đôi khi bác sĩ có thể kết hợp ghép mô nếu cần thiết.

Sụn sườn tự thân được xem là giải pháp tối ưu cho các ca biến chứng, đặc biệt là trong trường hợp mũi hỏng mất cấu trúc hoặc dị ứng đảo thải vật liệu nhân tạo. Bởi đây là chất liệu cực kỳ an toàn, tương thích cao với cơ thể, đồng thời có kết cấu linh hoạt, cho phép bác sĩ tạo hình hoàn chỉnh cho chiếc mũi hỏng, biến dạng.

Nâng mũi sụn sườn tự thân là một phương pháp phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao. Do đó cần được thực hiện tại cơ sở uy tín bởi bác sĩ nhiều kinh nghiệm. Khách hàng tuyệt đối không nên lựa chọn gói dịch vụ giá rẻ cho phương pháp nâng mũi này.

cách khắc phục nâng mũi bị hư
Sửa lại dáng mũi hư bằng phương pháp Nâng mũi sụn sườn

Quá trình khắc phục mũi nâng bị hư cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, nắm chắc quy trình để đảm bảo thời gian, phương pháp thẩm mỹ phù hợp cho bệnh nhân. Khách hàng cần lựa chọn bác sĩ uy tín, có kiến thức chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi.

Xem thêm:

Có nên nâng mũi sụn sườn?

Cấy trung bì mỡ mông: Giải pháp cho mũi bị nhiễm trùng

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo