Edit Content

Tại sao nâng mũi bị bao xơ? Nguyên nhân, nhận biết và cách phòng tránh

Tại sao nâng mũi bị bao xơ? Nguyên nhân, nhận biết và cách phòng tránh

Sự xuất hiện của bao xơ là hiện tượng không quá hiếm gặp trong phẫu thuật thẩm mỹ, và nâng mũi cũng không ngoại lệ. Vậy nâng mũi bị bao xơ là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu và có cách nào để phòng tránh bao xơ sau khi nâng mũi? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Nâng mũi bị bao xơ là gì?

Nâng mũi bị bao xơ là tình trạng mũi bị xơ cứng do sự hình thành và co thắt của bao xơ quanh chất liệu sụn được cấy ghép vào mũi. Trong một số trường hợp có thể xảy ra các hiện tượng như sưng, đau hoặc co rút. Đây là một biểu hiện bình thường của cơ thể khi phải tiếp nhận các loại vật liệu cấy ghép ngoại lai từ bên ngoài. Đó cũng là lý do tình trạng bao xơ thường xảy ra đối với các chất liệu sụn nhân tạo hơn là các loại sụn tự thân.

Các mức độ của nâng mũi bị bao xơ:

– Mức độ 1: Mũi không có bất kỳ sự biến dạng nào, vẫn mềm mại tự nhiên

– Mức độ 2: Nếu quan sát bình thường sẽ không thấy các dấu hiệu bất thường, tuy nhiên mũi đã có độ cứng nhẹ kém tự nhiên

– Mức độ 3: Có thể nhìn thất chất liệu sụn nâng mũi, mũi bị biến dạng nhẹ, hơi cứng và hơi sưng

– Mức độ 4: Mũi rất cứng và kèm theo các cơn đau nhức, biến dạng rõ rệt

Nguyên nhân dẫn đến nâng mũi bị bao xơ

Nguyên nhân dẫn đến nâng mũi bị bao xơ

Nâng mũi bị bao xơ là một hiện tượng phổ biến và nguyên nhân thường là do:

Chất liệu sụn không đảm bảo chất lượng: Nếu sử dụng những loại sụn nhân tạo không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bao xơ mũi. Ngoài ra, việc sử dụng các loại vật liệu cấy ghép nhân tạo kém an toàn cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác sau khi nâng mũi.

Do cơ địa: Hiện tượng bao xơ xuất hiện là do cơ địa phản ứng với các vật liệu sụn cấy ghép. Do đó, tùy theo mỗi người mà mức độ bao xơ cũng như đào thải vật liệu sẽ khác nhau sau khi nâng mũi.

Sửa mũi nhiều lần: việc sử mũi nhiều lần làm cho các mô mũi chịu tổn thương và xô lệch, da mũi trở nên xơ cứng. Do đó việc sửa mũi nhiều lần không chỉ là nguyên nhân khiến nâng mũi bị bao xơ mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác như vết thương chảy máu kéo dài và lâu lành.

Tay nghề bác sĩ: một bác sĩ giỏi sẽ biết làm cách nào để kiểm soát và hạn chế tối đa những nguy cơ xảy ra biến chứng trong và sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Nếu ca phẫu thuật được tiến hành bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn thấp sẽ rất nguy hiểm không chỉ về thẩm mỹ mà còn về sức khỏe.

Quy trình nâng mũi không vô trùng: bất cứ ca phẫu thuật nào cũng đòi hỏi phải được diễn ra trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối để nhằm tránh được những rủi ro, biến chứng không mong muốn. Trong đó có nâng mũi bị bao xơ.

Xem thêm bảng giá nâng mũi hiện nay, tại đây

Có cách nào để phòng tránh nâng mũi bị bao xơ không?

Có cách nào để phòng tránh nâng mũi bị bao xơ không?

Hiện nay, việc lựa chọn các phương pháp nâng mũi sử dụng chất liệu sụn tự thân là lựa chọn hàng đầu trong việc hạn chế mức độ bao xơ sau nâng mũi. Trong đó, nâng mũi cấu trúc sụn sườn toàn phần được xem là phương pháp mang đến hiệu quả cao nhất.

Nâng mũi sụn sườn toàn phần sẽ sử dụng 100% sụn sườn tự thân để cấy ghép vào mũi từ sống mũi đến các cấu trúc khác của mũi để mang đến chiếc mũi tự nhiên mà vẫn đảm bảo an toàn nhất. Bên cạnh đó, cũng phải đặc biệt chú trọng đến địa chỉ nâng mũi uy tín cũng như tay nghề của bác sĩ để tránh được những sự cố không đáng có.

Xem thêm: Sửa mũi có đau không? Những lưu ý giúp bạn an tâm khi đi sửa mũi

0/5 (0 Reviews)

Bác sĩ Trần Phương

https://drphuongtran.com

Giới thiệu Bác sĩ Phương Trần Là một trong những bác sĩ tạo hình mũi chuyên sâu tại Việt Nam. Người đi theo xu hướng phẫu thuật ĐẸP TỰ NHIÊN – AN TOÀN – BỀN VỮNG và thực hiện thành công hàng nghìn ca Nâng Mũi cho khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, bác sĩ Phương Trần đang công tác tại Viện Nâng Mũi Top Nose topnose.vn, và Viện Nâng Mũi DR.FACE

©2024. drphuongtran.com