Hiện tượng mũi bị sưng, bầm tím sau khi phẫu thuật nâng mũi là chuyện bình thường và xảy ra ở hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có một vài trường hợp mũi bị sưng kéo dài khiến nhiều bạn cảm thấy lo lắng. Vậy nâng mũi bao lâu thì hết sưng? Những trường hợp nào phải gặp bác sĩ để kiểm tra?
Nâng mũi bao lâu thì hết sưng?
Khi nâng mũi, bác sĩ sẽ tiến hành tạo một khoảng trống ở khoang mũi để đưa chất liệu (có thể là sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo) nhằm nâng cao sống mũi. Tùy vào mức độ tổn thương mà tình trạng sưng sẽ khác nhau. Đối với các phương pháp đơn giản như nâng sống mũi hoặc nâng mũi bọc sụn thì bác sĩ sẽ can thiệp ít nên mức độ tổn thương không nhiều, nhưng đối với các phương pháp nâng mũi phức tạp như nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi sụn sườn thì toàn bộ cấu trúc mũi đều phải được phẫu thuật chỉnh sửa. Đó là nguyên nhân khiến nâng mũi cấu trúc và nâng mũi sụn sườn thường có xu hướng sưng nhiều hơn so với nâng sống mũi và nâng mũi bọc sụn.
Bên cạnh đó, việc nâng mũi bao lâu thì hết sưng còn phụ thuộc vào cơ địa của bạn. Cùng một phương pháp nâng mũi, cùng một mức độ tổn thương như nhau nhưng thời gian hết sưng và lành vết thương ở mỗi người là không giống nhau. Nhưng nhìn chung thời gian để mũi hết sưng sẽ kéo dài trung bình từ 3 – 7 ngày sau phẫu thuật.
Xem thêm: Nâng mũi phải nghỉ dưỡng bao lâu? Khi nào có thể đi làm lại
Những trường hợp mũi bị sưng kéo dài
Mũi bị sưng do va đập
Đây là một tình trạng phổ biến có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc sau nâng mũi. Khi nâng mũi, bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh như thể dục thể thao, chạy nhảy,…vì sẽ khiến vết thương lâu lành và có nguy cơ gây tác động lên mũi dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc khác như lệch sống mũi, rách vết khâu,….Thông thường thì tình trạng mũi bị sưng lâu hơn bình thường do vô ý gây va chạm sẽ không quá nguy hiểm và sẽ giảm dần trong thời gian ngắn.
Mũi bị sưng do dị ứng
Đối với trường hợp mũi bị sưng kéo dài, da mũi căng đỏ do dị ứng vật liệu nâng mũi thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý nhanh chóng. Đối với trường hợp này, mũi sẽ không thể tự hết sưng mà bắt buộc bạn phải gặp bác sĩ để tháo sụn mụn và thay thế vật liệu cấy ghép khác lành tính hơn. Tình trạng này có tỷ lệ xảy ra rất thấp nhưng thời gian xảy ra sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng cơ địa, có thể là vài ngày, vài tháng, thậm chí là nhiều năm mới gặp phải.
Xem thêm: Nâng mũi loại nào an toàn nhất? Nên chọn vật liệu nhân tạo hay tự thân
Mũi bị sưng do ăn uống
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng mũi bao lâu thì hết sưng. Những loại thực phẩm cần tránh sau khi nâng mũi như nếp, rau muống, hải sản, thịt gà,….Đây là những loại thức ăn sẽ gây kích ứng vết thương, khiến mũi lâu lành cũng như gây nên tình trạng sưng đau kéo dài, thậm chí là gây mủ ở vết thương. Bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình uống thuốc, thói quen chăm sóc, sinh hoạt hằng ngày, chế độ dinh dưỡng cũng như tái khám đúng hẹn để đảm bảo kết quả sau nâng mũi được tốt nhất.
Mũi bị sưng do nhiễm trùng
Mũi bị nhiễm trùng là một trong những biến chứng nguy hiểm sau khi nâng mũi. Mũi sẽ bị sưng đỏ, đau nhức, chảy dịch và có thể kèm sốt nhẹ. Các biểu hiện này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu bạn không nhanh chóng tìm cách xử lý. Khi mũi bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tháo toàn bộ vật liệu được cấy ghép nâng mũi, sau đó chờ mũi ổn định trong thời gian từ 3 – 6 tháng thì mới có thể tiến hành nâng lại mũi. Ở một số trung tâm thẩm mỹ, để tránh mất form mũi, bác sĩ sẽ sử dụng một lớp trung bì mỡ để nâng cao sống mũi tạm thời trong thời gian chờ mũi lành hẳn.