Nâng mũi bao lâu được chạy bộ mà không làm ảnh hưởng đến dáng mũi?

Nâng mũi bao lâu được chạy bộ mà không làm ảnh hưởng đến dáng mũi?

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Nâng mũi bao lâu được chạy bộ mà không làm ảnh hưởng đến dáng mũi?
Nâng mũi bao lâu được chạy bộ mà không làm ảnh hưởng đến dáng mũi?

Nâng mũi bao lâu được chạy bộ là câu hỏi được nhiều người quan tâm sau khi phẫu thuật nâng mũi. Việc vận động mạnh lúc mũi chưa thật sự ổn định là nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe của bạn. Vậy để có thể chạy bộ, chơi các hoạt động thể thao nhẹ nhàng thì cần phải chờ đợi bao lâu?

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành mũi sau khi nâng

Để biết được nâng mũi bao lâu được chạy bộ thì bạn nên biết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành mũi sau khi nâng:

– Cơ địa: Hầu hết các trường hợp sau khi nâng mũi sẽ được tháo nẹp từ 5-7 ngày, cắt chỉ từ 10-14 ngày vào sau 1 tháng thì bạn có thể làm các hoạt động nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp sau khi nâng mũi cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Đối với những bạn có cơ địa khiến vết thương lâu lành, sưng lâu hơn bình thường thì bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ cũng như tái khám đều đằn để được bác sĩ kiểm tra tình trạng một cách cẩn thận nhất.

Nâng mũi bao lâu được chạy bộ? - Giải đáp bác sĩ

– Việc chăm sóc: Chăm sóc mũi sau phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lành thương sau khi nâng mũi. Sau khi nâng mũi, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vết thường 2 lần mỗi ngày bằng nước muối và dung dịch sát khuẩn để đảm bảo rằng vết thương luôn sạch sẽ. Tránh các động tác ngoáy mũi, sờ nắn,…vì rất dễ khiến mũi bị sưng lâu lành và có nguy cơ dẫn đến biến chứng nếu dùng tay không sạch đụng chạm vào vết thương. Ngoài ra, bạn không nên để nước dính vào vết thương trong những ngày đầu sau phẫu thuật vì rất dễ khiến vết thương nhiễm trùng.

– Chế độ ăn uống: Việc uống thuốc và chế độ ăn uống cẩn thận sẽ giúp mũi mau chóng ổn định hơn. Sau khi nâng mũi, bạn nên tránh các loại thực phẩm dễ để lại sẹo như hải sản, thịt bò,..và các loại thực phẩm gây kích ứng như thịt gà, rau muống, nếp,….Ngoài ra, để vết thương mau lành cũng như giảm thiếu tình trạng bầm thì bạn nên bổ sung một số loại trái cây giàu vitamin C cũng như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: Những biến chứng sau nâng mũi: Cách nhận biết và xử lý

Nâng mũi bao lâu được chạy bộ?

Nâng mũi bao lâu được chạy bộ? - Giải đáp bác sĩ

Việc nâng mũi bao lâu được tập thể dục hay nâng mũi bao lâu được chạy bộ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố vừa nêu trên. Thông thường, để có thể chạy bộ thì bạn nên chờ đợi mũi ổn định sau 5-8 tuần. Lúc này các vết thương phẫu thuật đã lành hẳn để bạn có thể thoái mái tham gia thể dục thể thao. Tuy nhiên, dù vết thương đã lành nhưng các vật liệu cấy ghép vào mũi vẫn cần nhiều thời gian hơn để ổn định nên bạn cần hạn chế các hoạt động quá mạnh, tránh tác động trực tiếp hoặc gây va chạm vào mũi vì rất dễ dẫn đến tình trạng lệch sống mũi.

Việc chú ý bảo vệ và chăm sóc mũi sau khi nâng là vô cùng quan trọng vì thế bạn hãy chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng như liên hệ ngay với bác sĩ nếu có những diễn biến bất thường để kết quả sau khi nâng mũi được đẹp và bền vững nhất.

Xem thêm: Nâng mũi bao lâu hết đỏ? – Giải đáp bác sĩ

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo