Phương pháp nâng mũi sụn sườn được biết đến là phương pháp nâng mũi có chi phí khá cao nên cũng khiến nhiều người có ý định lựa chọn phương pháp này cảm thấy có chút băn khoăn liệu số tiền mình bỏ ra có xứng đáng hay không. Bạn hãy tham khảo qua một số kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn dưới đây để có thêm thông tin và dễ dàng quyết định hơn nhé.
1. Nâng mũi sụn sườn có phù hợp với bạn không?
Kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn đầu tiên là bạn phải xác định mình có phù hợp với phương pháp này không. Nâng mũi sụn sườn sẽ giúp khắc phục các khuyết điểm mũi như:
- Những trường hợp mũi tẹt, mũi to, mũi gồ, mũi hếch,…cần cải thiện để thẩm mỹ hơn
- Nếu bạn mong muốn có được một dáng mũi cao tự nhiên, hài hòa. Nếu bạn mong muốn một dáng mũi cao Tây thì nâng mũi sụn sườn không hoàn toàn phù hợp với bạn
- Bạn đã từng nâng mũi nhưng bị hỏng hoặc bạn muốn thay đổi một dáng mũi mới phù hợp hơn.
- Mũi bị lệch, cong do tai nạn
- Bạn đã từng dị ứng với các chất liệu sụn nâng mũi nhân tạo khác
- Bạn muốn một dáng mũi duy trì ổn định dài lâu và đặc biệt an toàn.
2. Nên nâng mũi sụn sườn khi nào?
Kinh nghiệm thứ hai dành cho bạn là thời gian nâng mũi sụn sườn. Phương pháp nâng mũi sụn sườn là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nhất trong tất cả các phương pháp nâng mũi và phải thực hiện gây mê tại bệnh viện. Do đó, để có thể thực hiện nâng mũi sụn sườn thì đòi hỏi bạn phải có sức khỏe cũng như tinh thần ổn định, vì nếu bạn không đảm bảo bảo được thể trạng thì bác sĩ sẽ từ chối phẫu thuật cho bạn. Thêm vào đó, phần sụn sườn lấy ra từ có thể có giới hạn và chất lượng sụn sườn sẽ giảm dần theo độ tuổi nên nếu bạn đã ngoài 45 tuổi thì sụn sườn đã bị lão hóa dần, mất đi độ đàn hồi và dẻo dai nene độ tuổi thích hợp để nâng mũi sụn sườn là từ 20 đến 45 tuổi.
3. Trước khi thực hiện phẫu thuật nên chuẩn bị những gì
Trước khi nâng mũi thì kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn là bạn cần tìm hiểu thật kỹ dáng mũi hiện tại của mình và mong muốn thay đổi như thế nào để trở nên phù hợp nhất. Thông thường, khi đến trung tâm thẩm mỹ thì bác sĩ sẽ tư vấn để bạn đưa ra lựa chọn đúng ý, ngoài ra ở một số nơi thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành dựng dáng mũi 3D để bạn có thể nhìn rõ và hình dung được kết quả sau khi nâng mũi.
Chuẩn bị kỹ tâm lý
Kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn tiếp theo là phải chuẩn bị kỹ tâm lý. Tất cả các phương pháp thẩm mỹ có xâm lấn dù là sử dụng các kỹ thuật hiện đại nhất, trang thiết bị tốt nhất thì vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các biến chứng mà nguyên nhân có thể xuất phát từ cơ địa của bạn. Do đó, trước khi quyết định nâng mũi sụn sườn thì bạn nên chuẩn bị tâm lý đón nhận nguy cơ này một cách bình tình nếu chẳng may có xảy ra (dù tỷ lệ xảy ra là rất thấp) để có thể hợp tác cùng bác sĩ xử lý những trường hợp không mong muốn.
Chuẩn bị về sức khỏe và các vấn đề liên quan:
- Trước khi đến phẫu thuật nâng mũi thì bạn nên để gương mặt sạch sẽ, tránh trang điểm vì trước khi tiến hành nâng mũi, bạn cũng sẽ được nhân viên chăm sóc tẩy trang sạch. Vì vậy bạn nên để mặt mộc để tránh mất thời gian
- Tránh ăn trước phẫu thuật tối thiểu 4 tiếng, ngoài ra bạn chỉ nên uống nước lọc
- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng sẽ không được phẫu thuật nâng mũi
- Không nên thức khuya
- Không sử dụng các loại chất kích thích
- Trong quá trình thăm khám nên thông báo cho bác sĩ biết những tiền sử y khoa về các dị ứng như: dị ứng thuốc, kháng sinh, mỹ phẩm,…để bác sĩ có thể chuẩn bị tốt nhất cho quy trình phẫu thuật.
- Tuyệt đối không phẫu thuật nâng mũi hay các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nói chung khi đang mang thai vì khi phẫu thuật bạn phải tiêm thuốc tê, sau phẫu thuật bạn sẽ phải dùng các loại thuốc kháng sinh,…nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi.
- Kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn cuối cùng là bạn sẽ phải ở lại bệnh viện 1 đêm để nhân viên y tế chăm sóc và theo dõi. Bạn nên đi cùng người thân để có thể được hỗ trợ dễ dàng hơn.
4. Kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn sau phẫu thuật
- Sau khi phẫu thuật nâng mũi sụn sườn thì quá trình chăm sóc của bạn tại nhà rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả nâng mũi.
- Nếu bị sưng nhiều thì bạn có thể chườm lạnh khoảng 2 đến 3 lần/ngày để giảm sưng
- Làm sạch da mặt bằng bông hoặc khăn ẩm để tránh nước dính vào vết thương
- Tránh tối đa những tác động mạnh vào mũi đã nâng như sờ nắn, tập thể dục, đeo kính, chạy bộ,…
- Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung nhiều chất và vitamin để vết thường mau lành. Đồng thời kiêng cử một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng và để lại sẹo như: hải sản, gà, trứng, rau muống, nếp,…các loại thực phẩm cay nóng và rượu bia.
- Uống thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn, điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu để lựa chọn bác sĩ nâng mũi sụn sườn uy tín và chất lượng để vừa an toàn mà vừa sở hữu được chiếc mũi như ý.
Xem thêm: Có nguy cơ xảy ra biến chứng nâng mũi sụn sườn hay không?