Theo các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ mũi thì việc xảy ra những hiện tượng không mong muốn sau phẫu thuật như đầu mũi quá nhọn, bóng đỏ lộ sống hoặc không thích ứng với vật liệu nâng mũi luôn tiềm ẩn nguy hiểm nếu bạn không hiểu về những thông tin sau đây.
Nguyên nhân khiến đầu mũi quá nhọn sau khi nâng mũi
Thứ nhất: vì mong muốn làm cao mà chóp mũi của bạn lại quá thấp, cho nên bác sĩ dùng vật liệu nhân tạo đẩy mạnh lên cho chóp mũi nhếch lên cao làm da mỏng dần theo thời gian tạo ra hiện tượng bóng đỏ và lộ vật liệu nhân tạo khiến đầu mũi bị nhọn.
Thứ 2: Là khi đặt sụn nhân tạo vào sống mũi vật liệu quá dài so với cấu trúc sống mũi và đầu mũi.
Thứ 3: Có thể là tay nghề của bác sĩ trong lúc cắt gọt sụn chưa thực sự phù hợp với dáng mũi bạn mong muốn
Thứ 4: Tình trạng bị tụt sống do trụ mũi phải chịu lực quá nhiều trong thời gian dài. Đây là trường hợp khá phổ biến đối với những bạn đã từng trải qua làm đẹp dáng mũi.
Trên đây là 4 nguyên nhân cơ bản dẫn đến đầu mũi quá nhọn sau khi nâng mũi. Vậy nếu gặp phải tình trạng nhọn đầu mũi thì có nguy hiểm không?
Xem thêm: Nâng mũi bị quá cao có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Biến chứng này có nguy hiểm không?
Mũi là vị trí trung tâm ở khuôn mặt những khuyết điểm ở như đầu mũi quá nhọn, lệch,… làm ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như sự tự tin của người sở hữu. Khi gặp tình trạng này, nhiều chuyên gia đầu ngày khuyến cáo bạn nên đến cơ sở làm đẹp uy tín để biện pháp kịp thời và an toàn hơn cho mình.
Vì biến chứng này thường là giai đoạn giữa, lúc này phần vật liệu nhân tạo đang bào mòn da đầu mũi của bạn mỏng đi dần, về lâu dài đầu mũi sẽ bị bóng đỏ và thủng da đầu mũi, lòi sụn. Do đó, nếu bạn không kịp thời can thiệp sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt bạn.
Làm cách nào để khắc phục đầu mũi quá nhọn?
Để xử lý những biến chứng không đáng có trong phẫu thuật làm đẹp dáng mũi cũng như tình trạng đầu mũi quá nhọn là một quá trình tương đối dài. Vì ngoài trình trạng đầu mũi quá nhọn thường kéo theo nhiều vấn đề như: viêm nhiễm, bào mỏng, bóng da,… Do đó, bạn cần đến bác sĩ thăm khám tình trạng để có cách xử lý phù hợp.
Khi thực hiện tháo sụn nhân tạo (nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầu mũi quá nhọn) phải vệ sinh khoang mũi và bóc tách mô xơ vùng khoang mũi. Sau đó, bác sĩ có thể khâu đóng vết thương lại ngay nhưng vì yếu tố thẩm mỹ và cấu trúc vùng mũi tốt hơn thì nên đặt trung bì mỡ vào thay cho sụn nhân tạo đã tháo ra để vùng da mũi không bị nhăn nheo và co rút sau tháo sụn. Khi đặt trung bì mỡ khách hàng trở về nhà đợi từ 3 – 6 tháng khi mũi phục hồi ổn định, quay trở lại bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phương pháp làm đẹp mới.
Sau khoảng thời gian 3 – 6 tháng, mũi ổn định bác sĩ sẽ tiến hành nâng mũi lại tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi khách hàng mà lựa chọn phương pháp phù hợp như: nâng mũi cấu trúc, nâng mũi cấu trúc sụn sườn toàn phần,… để làm thiểu đi tỷ lệ biến chứng có thể xảy ra sau nâng mũi.
Như vậy, hiện tượng đầu mũi quá nhọn là một hiện tượng khá nguy hiểm nếu không can thiệp đúng thời gian và khắc phục được nếu khách hàng lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, tay nghề bác sĩ giỏi để được có một kết quả như mong đợi.