Nâng mũi sụn sườn tự thân là phương pháp thẩm mỹ phức tạp. Để có được kết quả như ý, không chỉ quá trình thực hiện mà cả chế độ chăm sóc cũng cần phải chú trọng. Tuy nhiên bạn có thật sự nắm rõ cách chăm sóc chiếc mũi mới của mình? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để tham khảo chế độ chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn tự thân đúng cách.
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn
Một trong những vấn đề cần được chú trọng trong chăm sóc sau nâng mũi chính là chế độ dinh dưỡng. Bất kỳ thực phẩm nào bạn tiêu thụ trong khoảng thời gian 1 tháng sau nâng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiếc mũi mới của bạn. Bởi lẽ vết thương lúc này chưa lành, vật liệu độn cuàng chưa gắn kết với cơ mô vùng mũi. Do đó bạn cần cực kỳ lưu ý tránh sử dụng những thực phẩm sau:
- Hải sản: Tôm, cua, cá, mực, ốc,…
- Rau muống
- Thịt gà, thịt bò
- Đồ nếp: Bánh chưng, bánh dày, xôi,…
- Nước dừa, nước rau má
- Dưa muối, kim chi, cà muối, giá ngâm,…
- Các loại thức ăn cứng, to, dai
- Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung các loại thực phẩm có lợi, thúc đẩy lành thương và hỗ trợ quá trình phục hồi như:
- Các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều Vitamin A, C, E, K
- Các loại rau củ quả như cà rốt, khoai tây, bông cải xanh, ớt chuông, bắp cải, khoai lang…
- Thịt heo
- Dầu thực vật và dầu cá
- Các loại hạt, dầu chứa vitamin E như hạt hường dương, dầu ô liu, bơ, dầu dừa
- Các loại ngũ cốc như lúa mì nguyên chất, yến mạch, lúa mạch đen…
- Các loại men vi sinh như sữa chua
- Uống đủ nước: 1.5 đến 2 lít mỗi ngày
Cách vệ sinh chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn
Về cách vệ sinh chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn, bạn cần lưu ý hơn so với các phương pháp khác ở chỗ ngoài vệ sinh mũi bạn còn phải chăm sóc vết thương ở bên sườn.
Các bước vệ sinh mũi bao gồm:
- B1: Vệ sinh tay sạch sẽ
- B2: Dùng bông y tế và bông tăm thấm dung dịch sát khuẩn và lau nhẹ lên mũi
- B3: Tiếp tục dùng nước muối sinh lý để lau thêm 1 lần nữa
Bạn cần vệ sinh mũi từ 2-3 lần/ ngày. Đặc biệt sau khi cắt chỉ, bạn vẫn phải duy trì các bước vệ sinh mũi sau đó thoa kem chống sẹo 3 lần/ngày.
Riêng về vết mổ bên sườn, thông thường không cần khâu mà sẽ được băng chặt lại sau phẫu thuật. Băng sườn sẽ to và dán chặt vào phần sườn và ngực, băng càng sát thì vết mổ sẽ càng ít đau. Do đó ngoài trừ việc để nước thấm vào băng thì bạn không cần phải quan tâm vệ sinh vết thương này trong 3 ngày đầu sau nâng mũi.
Sau 3 ngày đầu, bạn có thể tháo băng sườn. Khi tháo băng, bạn chỉ cần lột ra từ từ và nhẹ nhàng là xong. Sau đó bạn vệ sinh lại bằng nước sát trùng và nước muối tương tự như vết thương ở mũi.
Vết mổ sườn khi tháo băng đã liền lại và không có vết khâu. Trông như một vết xước nằm ở ngay dưới nếp gấp vú nên rất khó thấy. Bạn cũng có thể bôi thuốc liền sẹo trong 4 ngày tiếp theo để vết sẹo lành hoàn toàn.
Xem thêm: Nâng mũi bao lâu sẽ ổn định?
Chế độ vận động nghỉ ngơi chăm sóc sau nâng mũi
Về chế độ vận động nghỉ ngơi, bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn:
- Tránh các hoạt động mạnh như: tập thể dục, chơi thể thao, chạy bộ,…
- Tránh để vết mổ dính nước, giữ vết thương luôn khô ráo sạch sẽ
- Tránh tiếp xúc với môi trường quá nóng, không đi xông hơi, massage
- Không nằm sấp hoặc áp mặt xuống gối, giường
- Không nằm nghiêng về phía vết mổ lấy sụn
- Không gãi, sờ nắn hay tác dụng lực nặng lên vùng mũi
- Nên vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông
- Uống thuốc đầy đủ và đúng liều theo đơn thuốc chỉ định
- Tái khám theo thời gian chỉ định: Tháo nẹp sau 7 ngày và cắt chỉ sau 14 ngày
- Chườm đá trong 2 ngày đầu để giảm sưng tấy, sau đó chuyển qua chườm nóng để giảm bầm
Trên đây là một số thông tin giúp bạn nắm được cách chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn. Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại liên hệ bác sĩ Trần Phương để được tư vấn cụ thể và miễn phí.