Cắt cánh mũi thay vì nâng mũi? Bạn có phải là đối tượng phù hợp?

Cắt cánh mũi thay vì nâng mũi? Bạn có phải là đối tượng phù hợp?

  • Home
  • -
  • Tin tức
  • -
  • Cắt cánh mũi thay vì nâng mũi? Bạn có phải là đối tượng phù hợp?
Cắt cánh mũi thay vì nâng mũi? Bạn có phải là đối tượng phù hợp?

Là một tiểu phẫu đơn giản, cắt cánh mũi trở thành một trong những biện pháp làm đẹp giúp chị em dễ dàng sở hữu mũi thon gọn, và gương mặt cân đối hơn.

Cắt cánh mũi

Cắt cánh mũi là gì?

Chiếc mũi được xem là trọng tâm của gương mặt và quyết định phần nhiều độ hài hòa của diện mạo. Tuy nhiên, đa số người VN nói riêng và châu Á nói chung lại sở hữu chiếc mũi thấp nhiều khuyết điểm. Đây chính là lý do nhiều người lựa chọn nâng mũi là phương pháp làm đẹp cho mình.

Nhưng nếu bạn may mắn có được sống mũi cao nhưng vẫn không thấy hài lòng với vẻ đẹp của chiếc mũi thì sao? Trong trường hợp sống mũi đủ cao nhưng lỗ mũi lại to, cánh mũi bè thì cắt cánh mũi chính là biện pháp tối ưu dành cho bạn.

Cắt cánh mũi là tiểu phẫu tác động trực tiếp đến vùng cánh mũi, tạo nên 2 cánh mũi thon gọn và hài hòa hơn. Đây là phương pháp phù hợp giúp chị em có những nét đẹp mảnh mai, nhỏ nhắn trên gương mặt, loại bỏ vẻ thô to của cánh mũi – thủ phạm khiến gương mặt mất đi sự cân đối, hài hòa.

Nếu bạn đang cân nhắc giữa nâng mũi và cắt cánh mũi, đang tìm kiếm phương pháp làm đẹp phù hợp cho bản thân. Hãy cũng tìm hiểu những điều cần biết về cắt cánh mũi.

Những ai phù hợp với cắt cánh mũi

Cắt cánh mũi phù hợp với những đối tượng sau đây:

  • Người có dáng mũi cao nhưng cánh mũi to bè
  • Người muốn thu gọn mũi
  • Người mong muốn sở hữu dáng mũi cân đối hài hòa hơn

Quy trình cắt cánh mũi

Cắt cánh mũi là tiểu phẫu không phức tạp, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cần thực hiện ở cơ sở uy tín với đầy đủ các bước sau:

  • Thăm khám và tư vấn cùng bác sĩ để lựa chọn phương pháp cắt cánh mũi phù hợp
  • Xét nghiệm tổng quát để đảm bảo các điều kiện trước phẫu thuật
  • Đo vẽ các định vị trí cắt để đảm bảo cánh mũi cắt được cân đối
  • Sát khuẩn và gây tê vùng mũi
  • Tiến hánh cắt cánh mũi
  •  Khâu cố định vết thương
  • Hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc hậu phẫu và thời gian tái khám, cắt chỉ.
Cắt cánh mũi

Chế độ chăm sóc sau khi thực hiện cắt cánh mũi

Khâu chăm sóc hậu phẫu là rất quan trọng để quyết định kết quả thẩm mỹ sau cắt cánh mũi. Do đó khách hàng càng cần phải kỹ lướng trong khâu này:

  • Vệ sinh vùng mặt nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh để vết khâu chóng lành.
  • Kiêng những thức ăn đã có tiền sử dị ứng trước đó hoặc thức ăn lạ.
  • Uống thuốc theo đúng đơn và thực hiện tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Tái khám cắt chỉ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Tránh các tác động mạnh vào mũi như sờ chạm, luyện tập thể dục, bơi lội, chạy bộ…
  • Ăn đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin để vết thương nhanh lành.
  • Tránh để nước tiếp xúc với đầu mũi sau khi phẫu thuật.
  • Liên hệ bác sĩ ngay nếu có bất kỳ điều gì bất thường
  • Uống nhiều nước mỗi ngày

(Theo Afamily)

Xem thêm:

Tin tức thẩm mỹ mới nhất

Kiến thức thẩm mỹ dưới góc nhìn chuyên khoa

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo