Biến chứng khi nâng mũi là gì? Làm sao để tránh khỏi?

Biến chứng khi nâng mũi là gì? Làm sao để tránh khỏi?

  • Home
  • -
  • Hỏi đáp cùng Bác sĩ Phương
  • -
  • Biến chứng khi nâng mũi là gì? Làm sao để tránh khỏi?
Biến chứng khi nâng mũi là gì? Làm sao để tránh khỏi?

Biến chứng khi nâng mũi là nỗi lo lắng của hầu hết mọi người khi quyết định phẫu thuật nâng mũi. Biến chứng khi nâng mũi có nhiều loại từ nhẹ đến nghiệm trọng, tùy theo mỗi trường hợp mà sẽ có hướng xử lý khác nhau.

Biến chứng khi nâng mũi là gì?

Biến chứng khi nâng mũi có thể được xem là những tình trạng không mong muốn xảy ra gây ảnh hưởng đến dáng mũi, cấu trúc mũi và cả sức khỏe của bản thân. Nhìn chung biến chứng khi nâng mũi có thể được chia thành các loại như sau:

Nhiễm trùng sau nâng mũi

Biến chứng khi nâng mũi là gì?

Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất sau khi nâng mũi. Nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng sưng đau, tấy đỏ, chảy dịch,…nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử gây thủng đầu mũi. Đây là một biến chứng không mong muốn có thể xảy ra do tay nghề bác sĩ kém, điều kiện phẫu thuật không đảm bảo hoặc cũng có thể do việc chăm sóc, vệ sinh vết thương sau phẫu thuật không cẩn thận dẫn đến nhiễm trùng.

Cách xử lý: Cách xử lý duy nhất đối với biến chứng khi nâng mũi này chính là bạn phải liên hệ ngay với bác sĩ để tiến hành tháo hết toàn bộ vật liệu đã cấy ghép vào mũi. Và khi tháo sụn mũi đối với mũi bị nhiễm trùng thì bạn sẽ không thể nâng mũi lại ngay được. Trong một số trường hợp, nếu bạn lo ngại về vấn đề thẩm mỹ thì bác sĩ có thể sẽ sử dụng mỡ tự thân để cấy vào phần mũi giúp giữ độ cao sống mũi, hạn chế được tình trạng nhăn da hay co rút đầu mũi một cách hiệu quả. Sau thời gian từ 3-6 tháng khi mũi đã hoàn toàn hồi phục thì bác sĩ sẽ tiến hành tạo lại dáng mũi mới.

Xem thêm: Nhiễm trùng sau nâng mũi nguy hiểm như thế nào?

Đầu mũi bị bóng đỏ

Nguyên nhân khiến đầu mũi bị bóng đỏ thường là do da đầu mũi yếu khiến không thể chịu được áp lực của phần sụn nhân tạo trên sống mũi tác động xuống gây nên tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ, lâu ngày có thể dẫn đến thủng đầu mũi. Tình trạng này thường gặp đối với phương pháp nâng mũi đặt sống thông thường không có biện pháp bảo vệ đầu mũi.

Cách xử lý: cách đơn giản nhất là bác sĩ sẽ tiến hành một thủ thuật nhỏ để thêm phần sụn bọc đầu mũi, phần sụn này thường là sụn tay hoặc mô da nhân tạo nhằm bảo vệ đầu mũi không phải chịu áp lực nữa.

Mũi bị lệch

Mũi bị lệch

Tình trạng mũi bị lệch có thể xuất phát từ nguyên nhân bác sĩ có tay nghề kém hoặc do cách sinh hoạt sau khi nâng mũi. Nếu trong thời gian mới nâng mũi xong mà bạn thực hiện các hoạt động mạnh, tác động vào mũi hoặc thường xuyên nằm nghiêng thì cũng đều tạo ra nguy cơ khiến mũi bị lệch. Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân khác chính là phần trụ mũi yếu nhưng lại thực hiện nâng mũi quá cao khiến trụ mũi bị nghiêng dẫn đến lệch sống mũi.

Cách xử lý: tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý khác nhau. Nếu như chỉ bị lệch nhẹ thì bác sĩ có thể thực hiện chỉnh nắn lại sống mũi và nẹp định hình giúp sống mũi trở lại đúng vị trí. Nếu bị lệch nhiều mà không thể nắn chỉnh lại được thì bác sĩ sẽ thực hiện một tiểu phẫu nhỏ để điều chỉnh lại phần sống mũi thông qua một vết rạch trong lỗ mũi. Trong một số trường hợp thì giải pháp cuối cùng là tháo sụn ra và thực hiện nâng mũi lại.

Đào thải vật liệu cấy ghép

Đây là một biến chứng nâng mũi mà nguyên nhân hoàn toàn do cơ địa, ngay cả bác sĩ cũng không thể lường trước được. Có những người gặp phải tình trạng đào thải vật liệu chỉ vài ngày sau khi nâng mũi những cũng có những trường hợp lên đến vài chục năm mới gặp phải hiện tượng này. Đào thải vật liệu là tình trạng cơ thể xuất hiện hiện tượng dị ứng đối với vật liệu được cấy ghép vào mũi, xuất hiện các dấu hiệu như sưng đau, tụt sụn, đầu mũi căng đỏ,…để lâu có thể dẫn đến lòi sụn.

Cách xử lý: Khi rơi vào tình trạng bị đào thải vật liệu cấy ghép thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn và xem xét mức độ tổn thương của mũi. Nếu như mức độ tổn thương không đáng kể thì bác sĩ có thể tiến hành nâng mũi ngay, còn nếu mức độ tổn thương nhiều thì việc xử lý cũng sẽ giống như đối với trường hợp nâng mũi bị nhiễm trùng. Khi đã sử dụng vật liệu mới để cấy ghép vào mũi mà vẫn xảy ra tình trạng dị ứng, đào thải vật liệu thì giải pháp cuối cùng cho biến chứng sau nâng mũi này chính là sử dụng phương pháp nâng mũi sụn sườn tự thân.

Xem thêm để tìm hiểu về các vật liệu cấy ghép nâng mũi hiện nay, đâu là vật liệu an toàn nhất, tại đây.

Làm sao để tránh khỏi biến chứng khi nâng mũi?

Làm sao để tránh khỏi biến chứng khi nâng mũi?

Một trong những cách giúp tránh khỏi biến chứng khi nâng mũi là lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp. Theo đó, phương pháp nâng mũi sụn sườn được xem là phương pháp nâng mũi tối ưu nhất hiện nay, với đặc tính là sử dụng hoàn toàn sụn tự thân nên khả năng xảy ra tình trạng đào thải vật liệu gần như là bằng 0 cũng như sẽ hạn chế tối đa các biến chứng khác mà những phương pháp nâng mũi trước đây không thể khống chế được. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao để giúp bạn sở hữu được chiếc mũi vừa đẹp vừa an toàn.

Xem thêm: Mũi đẹp bền vững với nâng mũi sụn sườn toàn phần

0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo